Gợi ý mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà Tết Tân Sửu 2021
Cách luộc gà cúng vàng ươm, chín đều, thơm ngọt không bị nứt / Cách soạn mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp đơn giản và đầy đủ nhất
Mâm cúng giao thừa ngoài trời
Hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại.
Theo tục lệ cổ truyền, giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (12 vị Hành khiển). Lúc đó, họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, cúng giao thừa hay còn gọi là cúng trừ tịch có ý nghĩa đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Lễ trừ tịch thường được tiến hành vào giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm hôm 30 tháng Chạp.
Dưới đây là tư vấn của PGS-TS Trịnh Sinh về việc chuẩn bị mâm cỗ cúng ngoài trời theo văn hóa dân gian:
1. Mâm ngũ quả
2. Hương (3 cây to)
3. Hoa
4. 2 cây đèn (hoặc nến)
5. Trầu cau
6. Muối gạo
7. Trà
8. Nước (hoặc rượu)
9. Quần áo, mũ nón thần linh
10. Gà trống luộc
11. Xôi
12. Bánh Chưng
Ngoài ra lễ vật có ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét - miền Nam), bánh kẹo và mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết.
Mâm cúng giao thừa trong nhà
Ảnh: Thời đại |
Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm.
Mâm cỗ mặn bao gồm:
1. Bánh chưng
2. Giò
3. Chả
4. Xôi gấc (xôi các loại)
5. Thịt gà
6. Rượu (bia, thức uống khác)
Mâm cỗ ngọt bao gồm:
1. Bánh kẹo
2. Mứt tết
3. Hoa
4. Đèn (nến)
5. Hương
Khi cúng giao thừa trong nhà gia chủ và một số thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ.
Đầu tiên, gia chủ cần khấn thần Thổ - vị thần cai quản trong nhà để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Sau đó, gia chủ khấn tổ tiên và xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới và cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bi kịch nổ ra trong gia đình khi tôi quyết định đối đầu với chồng ngoại tình – người mẹ chồng lặng người gật đầu chấp nhận
Ngôi chùa lớn nhất thế giới tọa lạc ở Việt Nam, tồn tại 1 loài sinh vật có khả năng không tưởng
Cuộc sống ngột ngạt trong căn nhà ba tầng: Mỗi bữa cơm của hai đứa cháu nhỏ đều chìm trong nước mắt vì sự hà khắc của mẹ chồng
Thần Tài gõ cửa: 3 con giáp may mắn và thịnh vượng cuối năm 2024 khiến ai cũng ngưỡng mộ
Nàng dâu hụt hẫng khi cùng mang thai nhưng mẹ chồng chỉ cho tiền con gái, đến ngày sinh mới hé lộ sự thật khiến cô rưng rưng
'Cơn bão gia đình' sau 100 ngày tang chồng: Chị dâu bất ngờ tuyên bố tái hôn, mẹ chồng lại là người đầu tiên ủng hộ