Đời sống

Hầm xương, 3 thao tác nhiều người hay làm sai khiến nước dùng đục, lại kém thơm

Tưởng đơn giản nhưng làm sai 3 thao tác này chắc chắn nồi xương hầm sẽ không thơm và trong như ý.

Điểm danh top 5 thói quen tưởng vô hại nhưng đang làm xương khớp của bạn tổn thương, gây đau nhức dai dẳng / Những loại thực phẩm được mệnh danh là 'sát thủ' của xương khớp

Hầm xương để nấu canh, nấu cháo, nấu súp... là việc nhiều người vẫn thường làm trong các bữa ăn hàng ngày. Nước xương vốn ngọt, thơm nên luôn khiến các món ăn trở nên ngon và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên nhiều người cảm thấy khó hiểu vì sao xương mình hầm thường nước không được trong, thỉnh thoảng xuất hiện mùi hôi khó chịu. Lý giải điều này, đầu bếp cho rằng, loại trừ xương của lợn bạn mua bị ốm, ôi thiu thì do trong quá trình hầm xương, nhiều người hay mắc 3 lỗi cơ bản dưới đây.

1. Xương được rửa rồi chần luôn

Hầu hết mọi người sau khi mua xương về, đều chỉ rửa sạch trực tiếp rồi cho vào nồi chần sơ qua. Thực ra cách làm này chưa đúng.

Thực tế, cách làm chuẩn là xươngmua về, rửa sạch rồi rồingâm với nước trong trước 30 phút. Sở dĩ phải ngâm xương để giúp máu thừa bên trong ra hết, như vậy giảm được mùi tanh hiệu quả khi nấu, nước xương hầmchúng ta làm sẽ trong hơn.Hương vị nước xươngthơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, không có mùi tanh.

Ảnh minh họa.

2. Cho trực tiếp hành lá, gừng vàonồi hầm cùng xương

Thông thường khi hầm xương, nhiều người thường cho hành lá và gừng vào để xương và nước thơm hơn tuy nhiên lại không biết rằng, cần phải lưu ý thời điểm cho hai loại nguyên liệu này. Nếu cho cùng xương là chưa đúng.

Cách làm đúng của chúng ta là chuẩn bị một nồi nước, cho hành lá và gừng thái chỉ vào đun sôi rồi cho xươngheo đã chần sơ vào nồi ninh cùng để xươngchín.

3. Cho muối quá sớm

 

Nhiều người có thói quen, cứ cho xương vào nồi hầm là cho muối vào luôn. Căn bản mọi người đều nghĩ, cho muối sớm như vậy sẽ giúp xương đậm đà hơn, không bị nhạt, nước xương như vậy sẽ vừa miệng. Hoặc có người đợi đến lúc nước xương chuyển sang màu trắng đục thì cũng cho muối. Tuy nhiên hai thời điểm này bạn cho muối là không đúng vì còn quá sớm.

Việc cho muối sớm làm hạn chế chất ngọt trong xương "thôi" ra ngoài, cũng làm cho nước không trong bằng. Cho muối phải là lúc bạn đã hầm gần xong, chuẩn bị tắt bếp rồi. Lúc này, xương hầm giữ được hương vị nguyên bản nhất. Giá trị dinh dưỡng của món xương hầm sẽ cao.

Nếu cho muối sớm sẽlàm mất đi các chất dinh dưỡng này, vì vậy chúng ta nên cho muối vào nồi sau cùng để có tác dụng tăng vị nhất định.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm