Đời sống

Hạnh phúc vỡ òa của người phụ nữ đi tìm con khi chồng… không có tinh trùng

Tôi có một cô công chúa nhỏ 3 tuổi, bé bi bô suốt ngày khiến cả nhà luôn náo nhiệt. Nhưng để có được sự ồn ào đáng yêu ấy, gia đình tôi đã trải qua một hành trình đẫm nước mắt vì…chồng tôi không có tinh trùng.

Phật Tổ: Muốn nhận phúc, trước tiên phải biết tạo phúc cho người khác / Điên cuồng thù hận khi đưa người yêu về nhà ra mắt

Nước mắt đau khổ và bất lực

23 tuổi, tôi về làm vợ anh vào tháng 3/2012. Anh hơn tôi 7 tuổi, là người đàn ông chín chắn, quyết đoán và bản lĩnh cho tôi cảm giác bình yên, tin cậy. Cuộc sống ngập tràn hạnh phúc khi ngoài tình yêu, chúng tôi còn hòa hợp về quan điểm sống.

Một tối nọ, khi xem chương trình về vô sinh ở nam và nữ, bác sĩ khách mời nói đến bệnh tinh hoàn ẩn, chồng tôi thốt lên: “Ô, hồi 10 tuổi anh cũng bị như thế, bố mẹ đã đưa anh đi mổ. Mổ xong là khỏi chứ nhỉ?”.

Lo lắng nên vợ chồng tôi đến một phòng khám nam khoa ở Hà Nội. Anh run lên khi đọc kết luận xét nghiệm: “Không có tinh trùng”. Chúng tôi choáng váng.

Không nói với nhau câu nào, chúng tôi thẫn thờ ra về. Khi đến gần công viên Thống Nhất, anh loạng choạng suýt chút nữa lao vào chiếc ô tô đi ngược chiều. Chồng tôi bối rối, run rẩy đến mức không thể tiếp tục chạy xe. Hai vợ chồng ghé vào công viên tìm chỗ ngồi.

Anh nghẹn ngào: “Bác sĩ nói anh không bao giờ có cơ hội làm bố, có đi chữa ở đâu cũng vậy thôi. Cả cuộc đời này anh không được làm bố rồi”. Tôi ôm chồng. Cả hai khóc nức nở, đau khổ bóp nghẹt trái tim chúng tôi. Đó là một ngày cận tết!

Chuỗi ngày ngột ngạt ập xuống mái ấm hạnh phúc của chúng tôi. Anh từ chối mọi giao tiếp, kể cả tôi. Vợ chồng tôi sẽ phải chịu đựng nỗi đau khổ này đến bao giờ? Bế tắc, quẫn trí, tôi rất cần một chỗ dựa, nhưng anh ấy còn đau đớn, áp lực hơn, tôi không thể bắt chồng gánh tiếp nỗi đau của mình.

Hãy tin vào bác sĩ

Sau tết, gia đình nhờ bác sĩ có tiếng ở một bệnh viện lớn sinh thiết tinh hoàn nhưng kết luận vẫn là chồng tôi “không có tinh trùng”, chỉ “có vài xác tinh trùng trên nhiều vi trường”. Bác sĩ khẳng định chồng tôi vô sinh. Nhưng, chúng tôi tự hỏi, không có tinh trùng sao lại có xác tinh trùng? Vợ chồng tôi đi tìm câu trả lời.

Thời điểm 2013, thông tin về vô sinh nam rất ít, càng tìm hiểu, chúng tôi càng lạc vào mê hồn trận của những lời tư vấn từ các phòng khám nam khoa.

Năm 2015, vô tình tôi đọc được bài viết của tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thành Như trên một trang mạng. Đọc xong loạt bài, chồng tôi liền gửi các xét nghiệm qua email, xin bác sĩ tư vấn. Chỉ 4 tiếng đồng hồ sau, chúng tôi nhận được câu trả lời: “Có hy vọng, tinh hoàn vẫn còn sinh tinh, dù rất kém”. Vợ chồng tôi vui mừng đến mất ngủ.

Chúng tôi vào Sài Gòn gặp bác sĩ Như. Trước khi đi, anh tâm sự: “Nếu không còn hy vọng, anh sẽ buông tay. Em quyết định thế nào về cuộc hôn nhân này, anh cũng không oán trách. Nếu em có con, anh sẽ yêu thương và nuôi nó như con đẻ của mình”.

Gặp bác sĩ Như, được ông giải thích chúng tôi mới hiểu sinh thiết tinh hoàn về mô sinh sản nếu chính xác, phải là có tinh trùng hay không, nếu có thì số lượng cụ thể, nếu không có thì mô sinh sản thuộc dạng nào (sinh tinh nửa chừng, hội chứng toàn tế bào Sertoli hay thoái hóa). Bác sĩ trước đây đã đọc sai mô tinh hoàn là có xác tinh trùng. Vợ chồng tôi tiếp tục hy vọng.

Sau khi thăm khám, bác sĩ Như nói chồng tôi có khoảng 30% hy vọng nhưng phải làm vi phẫu để tìm tinh trùng trong tinh hoàn. Nếu tìm được tinh trùng, chúng tôi phải làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để có con. Theo tư vấn của bác sĩ Như, chúng tôi đến Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc để thăm khám.

Thạc sĩ – bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thảo, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc đã làm các xét nghiệm cần thiết cho chồng tôi.

Dù vậy, chúng tôi vẫn hoảng sợ, lo lắng bởi ngoài các bài viết của bác sĩ Như, tôi chưa thấy ai chia sẻ về việc thực hiện thành công vi phẫu (microTESE). Giai đoạn này, Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc cũng chưa từng được nhắc đến trong “làng” IVF Việt Nam, chưa ai nói đến IVF tại đây. Chúng tôi sợ chữa không khéo thì “lợn lành thành lợn què”. Vợ chồng mới cưới cũng chỉ để dành được 45 triệu đồng, liệu có đủ?

Tôi mang nỗi sợ tìm gặp bác sĩ Như, ông cười hiền lành: “Hãy tin vào bác sĩ”. Bác sĩ Như cùng ê-kíp của Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc đã thực hiện ca phẫu thuật cho chồng tôi. Căng thẳng, hồi hộp, lo lắng đến nghẹt thở, tôi thầm cầu nguyện suốt ca mổ của anh, cảm giác như thời gian đông cứng lại.

Cuối cùng cánh cửa phòng phẫu thuật cũng mở, bác sĩ Thảo bước ra với nụ cười tươi: “Chúc mừng em, ca mổ đã thành công”. Tôi run lên, òa khóc trên tay chị.


Cuối cùng, niềm hạnh phúc của hai vợ chồng đã đến. Ảnh Shutterstock

Ngày vui của vợ chồng tôi cũng đến khi con gái cất tiếng khóc chào đời, khỏe mạnh, lành lặn. Không ngôn từ nào có thể diễn tả hết nỗi vui mừng đến trào nước mắt. Hạnh phúc được chắt chiu từ niềm tin, hy vọng và sự từ tâm của những người thầy thuốc. Ôm con trong lòng, tôi vừa khóc vừa viết thư cảm ơn bác sĩ Thảo, bác sĩ Như.

Email lần này, thay vì run rẩy, đau khổ thì hạnh phúc đã nở hoa trên từng câu chữ. Tôi xin đặt tên con gái là Như Thảo, như lòng tri ân dành cho hai vị bác sĩ có tâm, có tài mà vợ chồng tôi vô cùng thương mến, ngưỡng mộ.

Chúc mừng gia đình tôi, bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thảo chia sẻ: “Con trẻ là niềm mong mỏi, gắn kết hạnh phúc gia đình. Khi vợ hoặc chồng biết mình vô sinh sẽ rất căng thẳng, đau khổ và càng khát khao có con.

Nhưng không phải gia đình nào cũng thành công trong điều trị. Điều bác sĩ cần làm là nâng đỡ tâm lý người bệnh, đồng hành, thấu hiểu, điều trị tốt nhất có thể, để khi buộc phải chọn lựa giữa việc xin tinh trùng hay xin con nuôi thì họ cũng hạnh phúc với quyết định của mình.

Đã có nhiều cặp vợ chồng điều trị thành công, họ vui mừng đến mức nhảy lên như những đứa trẻ khiến chúng tôi cũng vui lây”.

 


Hanh phuc vo oa cua nguoi phu nu di tim con khi chong… khong co tinh trung
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm