Hiểu đúng “chữ khổ” trong Phật giáo
'Đại kỵ' khi ăn cam quýt, biết mà tránh kẻo ân hận mấy cũng muộn / Cháu bà nội tội bà ngoại - cô gái nào cũng phải chạnh lòng
Họ tìm đến đạo
Phật với nhiều mục đích khác nhau; nhưng hầu hết có mẫu số chung là thấy được nền
minh triết của đạo Phật mang tính giá trị tâm linh thực tiễn đối với cuộc sống.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều người gán cho Phật giáo là tôn giáo chủ
trương theo học thuyết khổ đau. Theo quan niệm của họ, Phật giáo là tôn giáo chỉ
dành riêng cho những người già cả, những kẻ chán đời và là tôn giáo chỉ phục vụ
cho tín ngưỡng cầu an, cầu siêu. Có lẽ câu nói mang tính cách phiến diện “Đời
là bể khổ” là câu nói quen thuộc khi người ta nhắc đến Phật giáo.
Nếu chúng ta biết sống thiểu dục tri túc, không chấp ngã và dục vọng
vị kỷ
hay những phiền não chi phối ngự trị trong tâm thì cuộc đời an lạc, hạnh
phúc
Thật ra, Phật giáo là tôn giáo của thực tiễn, nhìn sự vật hiện tượng mang tính chất khách quan. Phật giáo không ru bạn ngủ vào một thiên đường ngụy tạo và không làm bạn sợ hãi và tội lỗi do tưởng tượng. Phật giáo chỉ cho ta một cách khách quan ta là ai và thế giới xung quanh ta là gì, và chỉ cho chúng ta con đường để đi đến sự tự do đích thực, và hạnh phúc tối thượng.
Thực tế, chữ khổ trong Phật giáo không chỉ đơn thuần có nghĩa là “khổ sở”, “đau đớn”, “sầu khổ”, “thống khổ”. Khổ tuy được dịch trong thuật ngữ Pali là dukkha, trình bày quan điểm của Đức Phật về cuộc đời và thế gian mang nhiều ý nghĩa triết học sâu sắc nhưng ít khi được hiểu một cách đầy đủ và chính xác. Vì lâu nay chúng ta có thói quen dịch dukkha có nghĩa là khổ, cho nên nhiều người cho rằng Phật giáo chủ trương đời chỉ là khổ đau.
Dukkha là “không hoàn hảo”, “không ổn định”, “không thường hằng”, “tạm bợ”, “hư dối”, “không chắc chắn”, “không nên bám víu”, “trống không” (không có một thực thể tồn tại độc lập), v.v… Cho nên rất khó để tìm một từ ngữ nào có thể bao hàm hết mọi khái niệm của dukkha trong Tứ Thánh đế của Phật giáo. Thiết nghĩ, tốt nhất chúng ta nên để nguyên nó, không nên dịch, còn hơn là phải dịch mà không đầy đủ, không thỏa đáng, sẽ làm nhiều người ngộ nhận và hiểu lầm nếu ta cứ chọn cách dịch theo kiểu truyền thống là “đau khổ” hay là “khổ sở”.
Đức Phật không nói là không có những hạnh phúc trong cuộc đời khi Ngài nói cuộc đời này có nhiều thứ khổ đau. Ngược lại, Đức Thế Tôn công nhận rất nhiều hạnh phúc về vật chất và tinh thần có trong đời sống của hàng xuất gia cũng như tại gia:
- Hạnh phúc của cuộc sống gia đình và hạnh phúc cuộc sống của người xuất gia đi tu.
- Hạnh phúc của khoái lạc nhục dục và hạnh phúc của sự từ bỏ được chúng.
- Hạnh phúc của sự ràng buộc dính chấp và hạnh phúc của sự buông bỏ được chúng.
- Hạnh phúc về vật chất và hạnh phúc về tinh thần.
Nhưng tất cả những loại hạnh phúc đó đều nằm trong chữ dukkha, đều thuộc về sự “khổ”. Bởi vì chúng đều là đối tượng của sự biến đổi, tạm bợ, không chắc chắn, không thường hằng, không nên bám víu. Nghĩa là tất cả hạnh phúc nào thuộc về thế gian tạm bợ đều nằm trong dukkha. Như vậy, chúng ta thấy rằng dukkha không chỉ có khổ mà còn bao hàm cả lạc và hỷ trong thế gian này.
Trong kinh Trung bộ, sau khi đề cao giá trị hạnh phúc tâm linh của những tầng thiền định, Đức Thế Tôn dạy thêm rằng chúng là những trạng thái “không thường hằng (vô thường), là khổ (dukkha) và luôn bị đổi thay (aniccàdukkha)”.Chúng ta phải ghi nhớ rằng từ “dukkha” không phải chỉ có đau khổ theo nghĩa thông thường của thế gian, mà bởi vì những gì vô thường đều là khổ.
Khái niệm “dukkha” có thể được nhìn từ ba khía cạnh:
1. Về phương diện sinh lý: khổ là một cảm giác khó chịu, bức bối, đau đớn. Cảm giác đau đầu, nhức răng, nhức mỏi toàn thân khi trái gió trở trời, bụi bay vào mắt làm ta khó chịu…, đây là sự đau đớn bức bách về thể xác. Chúng ta sinh ra đã vất vả khốn đốn; lớn lên già yếu, bệnh tật khốn khổ vô cùng; cái chết: sự tan rã cuối cùng của thể xác đem lại khổ thọ đớn đau.
2. Về phương diện tâm lý: khổ đau này là do không toại ý, không vừa lòng. Những mất mát, thua thiệt trong cuộc đời làm mình khổ đau. Những người thương muốn gần mà ở xa cách, còn người mình ghét thì cứ gặp hoài. Muốn tiền tài, danh vọng, địa vị thì lại vụt ra khỏi ngoài tầm tay của mình.
3. Khổ là do chấp thủ vào thân này: Đức Phật dạy “Năm uẩn dính chấp là khổ”.Năm uẩn là năm yếu tố nương vào nhau để tạo thành con người, gồm thân thể, cảm giác, niệm tưởng, tâm hành và nhận thức. Nói cụ thể hơn, khi ta bám víu vào năm uẩn, coi đó là ta, của ta, tự ngã của ta; ý niệm về thân thể tôi, tâm tư tôi, tình cảm tôi, nhận thức của tôi… hình thành một cái tôi ham muốn, vị kỷ, từ đó mọi khổ đau phát sinh.
Có thể nói rằng, về mặt hiện tượng, khổ đau là cảm giác khổ về thân, sự bức xúc của hoàn cảnh, sự không toại nguyện của tâm lý. Về mặt bản chất, khổ đau là do sự chấp thủ và ngã hóa năm uẩn.
Nguyên nhân của khổ là do ái dục (taṇhā). Ái có nghĩa là yêu hay ưa thích, dục là ham muốn. Đức Phật ví sự nguy hiểm của ái dục như: khúc xương và con chó đói, miếng thịt trong đám diều hâu, tù nhân và hố than hừng, dục như tài sản vay mượn, như người cầm đuốc đi ngược gió, như con rắn độc, dục như giấc mộng…3. Ái dục không thể tự nhiên phát sinh. Chúng ta không thể tự nhiên thích ai hay yêu mà chưa bao giờ gặp hay tiếp xúc với người đó. Do sự tiếp xúc mà tham ái phát sinh. Nói chung, do tham ái mà chấp thủ, bám víu vào đối tượng của tham ái. Sự khát khao về dục lạc sẽ dẫn đến khổ đau, bởi vì lòng khát ái ấy không bao giờ thỏa mãn.
Nguyên nhân sâu xa và căn bản hơn chính là vô minh. Vì vô minh cho nên không nhận ra bản chất của sự vật hiện tượng đều là vô thường, biến đổi, chuyển biến, không nhận diện được tất cả mọi thứ đều nương vào nhau mà sanh khởi, không có cái chủ thể, cái tồn tại độc lập trong chúng. Vì vô minh nên nghĩ tưởng sai lầm chấp ta, của ta, tự ngã của ta, vì nghĩ tưởng sai lầm nên giận hờn vu vơ, ích kỷ, bực bội, khó chịu hay gọi là phiền não. Vì phiền não nên tạo ra những hành động bất thiện. Tạo nghiệp bất thiện thì kết quả khổ đau.
Phương pháp diệt khổ của đạo Phật có rất nhiều nhưng tựu trung có thể nói là Bát Chánh đạo hay tóm tắt vào ba nhóm chính yếu sau đây:
a. Nhóm thứ nhất thuộc về đạo đức
- Ngôn từ đúng đắn: Nghĩa là không nói những lời đưa đến đau khổ, chia rẽ, hung bạo, căm thù. Nói những lời đưa đến sự chuyển hóa khổ đau, thương yêu, từ tâm, chân thật, lợi ích.
- Hành động đúng đắn: Không có hành vi giết hại, lừa gạt, trộm cắp, tà dâm. Thực tập nuôi dưỡng lòng từ bi đối với người mình thương và chính ngay cả người làm mình khổ đau mệt mỏi, mở rộng vòng tay để dấn thân phụng sự giúp đời.
- Phương tiện sinh sống đúng đắn: Nghề nghiệp chân chính, không sống bằng những nghề phi pháp, độc ác, gian xảo.
b. Nhóm thứ hai thuộc về thiền định
- Nỗ lực đúng đắn: Nghĩa là ngăn chặn những điều ác chưa sanh và đã sanh, cố gắng nuôi dưỡng và phát huy những tâm thức lành mạnh, tốt đẹp vốn đã sanh và chưa sanh.
- Nhớ nghĩ đúng đắn: Đừng tìm về quá khứ khổ đau hay hướng tâm tới những tương lai hão huyền, nhớ các pháp bất thiện, đừng cho các đối tượng bất chính dẫn mình đi phiêu bạt. An trú vào tâm ý thiện lành ngay giây phút hiện tại.
- Tập trung tư tưởng đúng đắn: Nghĩa là đừng để tâm thức chúng ta bị phóng dật, rối loạn, tập trung vào thiền định để làm an tịnh tâm thức một cách đúng đắn, có hiệu quả phát triển tuệ giác.
c. Nhóm thứ ba thuộc về trí tuệ
- Thấy và hiểu đúng đắn: Nhận thức đúng về đạo đức của cuộc sống, cái nào thiện và bất thiện. Hiều đúng về sự vật là vô thường, vô ngã, duyên sanh. Nhận thức rõ bản chất của khổ, nguyên nhân, sự diệt khổ và con đường đưa đến hết khổ.
- Suy nghĩ đúng đắn: Tâm hướng về sự buông bỏ, yêu thương giúp đỡ mọi người, bất bạo động, nhẫn nhục, tâm giải thoát.
Nói tóm lại, cuộc đời này không phải là bể khổ, mà cũng không phải vui sướng. Khổ hay không là do tâm mình; nếu như tâm mình đầy tham lam, sân hận, si mê, chấp thủ, nhận thức sai lầm thì khổ là điều hiển nhiên. Và ngược lại, nếu chúng ta biết sống thiểu dục tri túc, không chấp ngã và dục vọng vị kỷ hay những phiền não chi phối ngự trị trong tâm thì cuộc đời an lạc, hạnh phúc. Cụ thể hơn, chúng ta ứng dụng và thực hành Bát Chánh đạo để diệt trừ vô minh ái dục là phương pháp hữu hiệu nhất.
Cần khẳng định rằng, Phật giáo không phải là tôn giáo của bi quan hay lạc quan mà là tôn giáo của sự thực tiễn, vì Phật giáo mang một cách nhìn về cuộc đời và thế gian một cách thực tế. Đức Thế Tôn xuất hiện giữa cuộc đời “Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối...”.Đức Phật không những tìm ra nguyên nhân căn bệnh của chúng sinh mà còn để lại một nền minh triết đồ sộ, kho tàng dược liệu để chữa trị bệnh khổ đau cho chúng sinh. Học Phật là phát huy tuệ giác, có thái độ sáng suốt, tích cực, từ bi, dám đối diện với sự thật để giải quyết tận gốc những khổ đau cũng cuộc đời, chứ không sống trong giả vờ đối đãi hay lạc quan để tự lừa dối mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát