Đời sống

Hoa của cây quen thuộc xưa không ai biết ăn, nay làm thành món đặc sản nổi tiếng vừa ngon vừa lạ, ai cũng mê

Cây cau quen thuộc ở các làng quê Việt Nam nhưng ít ai biết được rằng hoa cau và đọt cau cũng có thể làm thành những món đặc sản vừa lạ vừa ngon.

Vừa hay tin tôi mang thai, bạn trai ép phải làm một việc không tưởng, nghe xong mà tôi ngất ngay tại chỗ / Muốn tạo bất ngờ cho chồng tương lai, tôi đã đến thăm đường đột để rồi phải bật khóc với những gì nhìn thấy

Cây cau từ lâu đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam với hình dáng gần gũi, thân thiện, nhất là Bắc Bộ. Cây cau thường rộ hoa, kết trái nhiều nhất là vào độ cuối xuân đầu hạ.

Từ trước đến nay, cây cau trồng làm cảnh, làm bóng mát, quả cau dùng để ăn trầu, còn thân cau già còn được dùng làm cột nhà, bắc cầu qua lại kênh rạch,... Nhưng ít ai biết được rằng có một bộ phận của cây cau có thể ăn được, làm thành món đặc sản giòn ngọt, hấp dẫn, đó là đọt cau và hoa cau.

Hoa của cây quen thuộc xưa không ai biết ăn, nay làm thành món đặc sản nổi tiếng vừa ngon vừa lạ, ai cũng mê - 1

Hoa cau có mùi thơm phảng phất, không chỉ để cắm cho đẹp mà hoa cau non còn có thể chế biến thành món ngon.

Hoa cau mọc dạng chùm, màu trắng tinh khôi. Đến mùa cau ra hoa sẽ có hương thoang thoảng xen trong gió quê. Khi hoa cau còn non, ở trong bẹ, người dân hái đem xuống rồi nấu thành món ăn dân dã. Theo đó, bẹ hoa cau được dùng làm gỏi thịt bò hoặc xào với ếch đã chiên giòn. Khi ăn có vị chua chua ngọt ngọt.

Ngoài hoa cau, đọt cau cũng làm thành nhiều món ngon. Đọt cau còn gọi là củ hũ cau, so với củ hũ dừathì củ hũ cau hiếm hơn vì không mấy ai chặt cây cau lấy đọt. Về kích thước, đọt cau bé bằng cổ tay, nhiều cây đọt bé xíu như lóng tay, màu trắng ngà và có mùi thơm đặc trưng của cây cau.

Hoa của cây quen thuộc xưa không ai biết ăn, nay làm thành món đặc sản nổi tiếng vừa ngon vừa lạ, ai cũng mê - 2

Đọt cau còn gọi là củ hũ cau, khi ăn có vị giòn ngọt, hấp dẫn.

Muốn có đọt cau, trước hết người ta phải chặt lấy phần ngọn cau, lột hết bẹ ra, phần còn lại có màu trắng đục, mềm và giòn, đó chính là phần đọt cau. Người dân địa phương cho biết củ hũcau sau khi xắt mỏng phải ngâm giấm pha với nước muối khoảng 30 phút để phần củ hũkhông bị đổi màuvà còn để loại bỏ chất chát.

 

Thông thường người ta chế biến củ hủ cau thành những món ăn ngon như:làm gỏi, xào tỏi hayxào với các loại thịt.Trong đó đọt cau xào vớiếch đồng là món ăn tuyệt đỉnh, dân sành nhậu gọi vui là món “ếch nhảy đọt cau” , món này vừa lạ vừa thơm, vừa trị được nhiều bệnh, ăn vào là thấy khỏe ngay.

Món ăn này được chế biến như sau: Trước hết, lột bỏ da ếch và nội tạng, chặt bỏ móng rồi rửa sạch và chặt ếch thành miếng nhỏ để vào rổ thưa cho ráo nước. Kế đến cho ếch vào bát, ướp gia vị, tiêu, tỏi, nghệ tươi, bột ngọt, ít muối ăn, tí nước mắm ngon. Khử tỏi, sả với dầu ăn cho thơm rồi cho thịt ếch vào xào…Khi nào thấy thịt ếch sắp chín, cho tiếp đọt cau vào om cho đến khi chín.

Hoa của cây quen thuộc xưa không ai biết ăn, nay làm thành món đặc sản nổi tiếng vừa ngon vừa lạ, ai cũng mê - 3

Đọt cau xào ếch đồng là món ngon tuyệt đỉnh.

Đọt cau rất hiếm nên ít ai mang ra mua bán mà chỉ để nấu cho người nhà ăn hoặc đãi khách quý. Bởi cây cau nhà nào cũng trồng, nhưng ít ai tự dưng chặt cây cau đi để lấy đọt, chỉ lúc lúc cau bị sâu, hoặc làm đường, làm sân, bất đắc dĩ người ta mới hạ cau xuống, tiện thể thưởng thức món ngon lạ miệng. Cái vị béo, bùi, mùi thơm của đọt cau khiến ai ăn một lần cũng nhớ mãi.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm