Đời sống

Học lỏm nhà hàng bí kíp bảo quản bơ để lâu đến mấy cũng vẫn tươi ngon như lúc mới mua

Mỗi món chế biến từ trái bơ lại có phương pháp bảo quản khác nhau, hãy cùng xem bí quyết dưới đây nhé!

Mẹo lật tẩy chồng ngoại tình của người vợ thông minh / Học mẹo rửa hải sản bằng máy giặt, vợ chồng lười nhận cái kết "thương tâm"

Mẹo bảo quản bơ tươi ngon

Bảo quản bơ để làm salad: Dùng chanh
Để giữ cho bơ tươi ngon, không bị đổi màu khi làm salad, các đầu bếp đã dùng chanh như một bí kíp cho mình.

Cụ thể, phần cốt nước chanh sẽ được phủ đều lên thịt của quả bơ. Dung dịch này sẽ có tác dụng ức chế oxy hóa, giữ cho phần thịt bơ không bị đổi màu thâm đen và giữ hương vị thơm ngon của trái bơ chín như ban đầu.

Bảo quản bơ dùng để làm sốt: Thêm dầu oliu

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sốt kem trái bơ (Guacamole) làm chủ yếu từ quả bơ, cực ngon và hấp dẫn. Bạn có thể dùng để làm sốt trộn với mì, salad, để phết lên bánh mì, hay làm sốt hamburger...

Muốn bảo quản bơ làm sốt kem này, nhiều chuyên gia khuyên bạn hãy sử dụng chút dầu oliu. Giống như chanh, bạn hãy quết một lớp dầu oliu lên bề mặt thịt của trái bơ, sau đó để vào hộp kín hoặc túi có khóa kéo.

Lớp dầu này sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ mỏng giữa trái cây và không khí, khiến thịt bơ không bị thâm và biến đổi chất, giữ được hương vị như lúc đầu.

Bơ dùng sinh tố - hãy cho túi zip khóa chặt lại

 

Sau khi cắt đôi trái bơ, bạn nhẹ nhàng đặt từng nửa quả bơ vào túi có khóa zip. Cố gắng đẩy hết khí bên trong túi ra và kéo khóa lại rồi đặt trong tủ lạnh nhé!

Bên cạnh những cách bảo quản trên, nhiều người còn kháo nhau về cách bảo quản khác như ngâm bơ vào nước hay để bơ nguyên hiện trạng rồi bảo quản trong tủ lạnh bình thường.

Tuy nhiên, việc để bơ ngâm nước lại khiến bơ dễ bị nhũn, mềm hơn. Ngược lại, nếu để bơ nguyên trạng vào tủ lạnh, bơ có thiên hướng mất nước, se bề mặt và không mịn như trước.

Để chọn những quả bơ tươi ngon, chín vừa, nhiều thịt chị em hãy tham khảo các gợi ý dưới đây:

Vỏ: Thường thì loại bơ có vỏ xanh điểm lấm tấm chấm vàng có tỷ lệ bơ sáp cao hơn, thịt dẻo và béo hơn loại bơ tím. Còn thường những quả bơ có màu nâu ngả hồng sẽ có nhiều sơ hơn. Bơ sáp già thường có da căng bóng, cầm nặng tay, không ọp, lắc có thể nghe tiếng hạt lăn nhẹ bên trong. Đó thường là bơ gần chín, ngon. Tuy nhiên, nếu khi lắc hạt lăn nghe quá rõ thì trái bơ đó thịt sẽ mỏng.

Hình dáng: Quả bơ dài thường nhiều thịt, hạt nhỏ hơn quả tròn nhưng lại nhiều xơ hơn bơ tròn. Tuy nhiên, tùy vào giống bơ thì hàm lượng chất béo khác nhau chứ hình dáng bên ngoài không thể quyết định được.

 

Cuống bơ: Trước tiên, hãy cạy bỏ cuống quả bơ. Nếu thấy lõi cuống có màu xanh thì quả bơ đó xanh và chưa chín. Nếu lõi cuống có màu nâu sậm thì quả bơ đã chín quá, thậm chí nẫu. Nếu lõi cuống có màu hơi vàng chứng tỏ quả bơ vừa chín tới, rất ngon.

Khi ăn, nắn khắp quả bơ nếu thấy mềm tay thì mới bổ, vì nếu bổ khi bơ còn xanh thì bơ rất khó để chín lại.

Không lấy những quả sờ vào mềm nhũn, vì nó đã nẫu hỏng, hoặc cũng không còn hương vị thơm ngon nữa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm