Đời sống

Hướng dẫn cách nêm gia vị đúng cách cho trẻ

Các bé dưới 1 tuổi nên hạn chế dùng gia vị trong món ăn, từ 1-3 tuổi đã có thể sử dụng hầu hết các loại gia vị với lượng vừa phải.

9 mẫu tủ bếp hình chữ L đẹp hút mắt lại siêu tiện ích, chị em nhìn vào mê ngay / Nửa đêm nghe tiếng chuông cửa dồn dập, tôi ra mở cửa thì khóc nấc khi thấy cái váy bầu được treo trước cổng

Cách nêm gia vị theo từng độ tuổi ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé. Nêm gia vị quá sớm ở độ tuổi nhỏ có thể dẫn đến rối loạn vị giác, góp phần làm biếng ăn ở trẻ nhỏ.

Trẻ tiêu thụ quá nhiều muối và đường gây ảnh hưởng đến thận, dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Hướng dẫn cách nêm gia vị đúng cách cho trẻ

Ảnh minh họa.

Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi mẹ hầu như không cần thêm bất kì loại gia vị nào trong món ăn, nếu có thì chỉ với một lượng rất nhỏ. Trẻ trên 3 tuổi bắt đầu được nêm nếm gia vị tùy khẩu vị của bé và gia đình.

Dưới đây là lượng gia vị thích hợp cho trẻ mỗi ngày, mẹ có thể tham khảo.

Cách bổ sung gia vị, dầu và thực đơn của bé

Muỗng dùng ước lượng dưới đây có kích thước: dài 4 cm, rộng 3 cm.

Trẻ dưới 1 tuổi: Cha mẹ không nên giới thiệu đường, muối, nước mắm, nước tương, bột nêm cho bé dưới 1 tuổi. Ở độ tuổi này, trẻ cần phát triển vị giác dựa trên vị tự nhiên của thực phẩm. Chúng giúp vị giác trẻ ổn định và dễ thích nghi ở giai đoạn sau.

 

Trường hợp bé đã dùng trên 40 ngày khó quay trở lại mức vị giác xuất phát (như vị sữa mẹ). Tuy nhiên, cha mẹ có thể "chữa cháy" cho tình trạng này bằng một số cách sau:

Bạn chỉ thêm gia vị vào giai đoạn ướp của thịt heo, bò, thịt gà, cá (thịt cá chiên không cần). Lượng gia vị sử dụng là 1/2 muỗng trên 200 g thịt sống, ướp không quá 30 phút. Rau củ quả không nên thêm gia vị.

Tiêu: Dùng 1/3 muỗng/ngày (chỉ dùng cho trẻ trên 10 tháng)

Hành, tỏi: 1 muỗng/ngày (chỉ dùng cho trẻ trên 10 tháng)

Rau thơm các loại: 1 muỗng/ngày

 

Trẻ từ 6 tháng đến hết 6 tháng tuổi nên ưu tiên dùng dầu oliu (loại virgin/extra virgin) hoặc dầu hướng dương 100%, chỉ cần 1/2-1 muỗng cà phê/ngày, không quá 4 ngày/tuần.

Trẻ từ 7- 12 tháng: Bé có thể dùng các loại dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hướng dương (không cần 100% thành phần), dầu óc chó... Liều dùng 1-2 muỗng/ngày, không quá 4 ngày/tuần. Bạn nên chọn một loại dầu ở trên hoặc kết hợp nhiều nhất là hai loại.

Trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Muối, đường, bột nêm: 1/2 muỗng/ngày

Mước mắm, nước tương: 1 muỗng/ngày

 

Hạt tiêu: 1/3 muỗng/ngày

Hành, tỏi: 1 muỗng/ngày

Rau thơm các loại: 1 muỗng/ngày

 

Mật ong: 1 muỗng/ngày (nếu cần)

Trẻ có thể dùng dầu oliu, dầu đậu nành, dầu óc chó, dầu hướng dương. Bé không nên sử dụng dầu dừa và dầu thực vật tinh luyện hỗ hợp. Liều dùng 2-3 muỗng/ngày, không quá 4 ngày/tuần. Nếu thực đơn có món chiên xào, bạn không cần thêm dầu trực tiếp vào thức ăn.

 

Bé từ 2 tuổi bị thừa cân, béo phì nên tránh ăn mỡ và da động vật. Bé trên 3 tuổi

Cha mẹ có thể cho trẻ ăn đa dạng theo khẩu vị của gia đình. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hạn chế đường, muối, nước mắm trong chế biến để giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường và ung thư dạ dày khi bé trưởng thành.

Công thức làm giả muối

Công thức 1:

1/2 nắm tay cây hương thảo (Rosemarry)

 

1/2 nắm tay hẹ tây (Chive)

1/2 nắm tay ngò tây (Parsley)

3 lá nguyệt quế (Bay leaves)

Sấy khô từng loại thảo mộc trên bằng lo vi sóng. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần phủ 1 tấm giấy lên 1 cái đĩa, cho từng loại gia vị trên lên và phủ 2 lớp giấy. Sau đó cho vào lò vi sóng quay chế độ 700 Watt trong 2 phút mỗi loại.

Sau 2 phút, các loại cây trên đã được sấy khô, để nguội và bắt đầu giã nhuyễn, nghiền mịn.

 

Cho hỗn hợp vào hũ thủy tinh sạch, đậy nắp kín, để nơi khô thoáng. Lưu trữ và dùng trong 1 tuần. Dùng thay muối khi nấu ăn cho trẻ.

Giả muối này nên cho vào thức ăn lúc nấu và nấu kĩ. Đối với các bé thường bị dị ứng hay viêm da cơ địa thì không khuyên dùng giả muối này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm