Khi bão dông ngang qua tổ ấm
Buổi tối ăn những món yêu thích của người Nhật này, ngũ tạng tự thải độc mà cơ thể lại khỏe lên trông thấy / Những loại đồ uống dù có khát đến mấy cũng chớ dại uống trước khi đi ngủ kẻo rước bệnh vào người: 90% người phạm phải
“Mình ra ngoài sống đi mẹ!” - Câu nói dứt khoát của bé con lớp 7 khiến chị giật nảy mình. Hóa ra hai núm ruột mà chị thương yêu hết mực lâu nay vẫn âm thầm dõi theo sự rệu rã mỗi ngày của tổ ấm, mặc cho chị xoay xở vun vén, đậy đệm, che chắn đến sức cùng lực kiệt.
Chị là người phụ nữ có sắc vóc mới ngấp nghé tuổi bốn mươi. Vừa lên chức cấp phó ở một cơ quan chưa lâu, chị nhân lên niềm ngưỡng mộ của mọi người bởi bức tranh gia đình hạnh phúc tròn vành vạnh: chồng là sếp trưởng ở một đơn vị khác, hai đứa con có nếp có tẻ học hành giỏi giang.
Ảnh minh hoạ. |
Vậy mà hồi nảo hồi nao chẳng biết, ông chồng lại giở thói trăng hoa. Sau một vài lần “cảm nắng”, giờ ổng say như điếu đổ một cô cùng cơ quan. Hết khuyên lơn chân tình đến nghiêm túc răn đe, từ năn nỉ ỉ ôi đến cậy nhờ bạn bè góp tiếng, chị đã làm đủ cách vẫn chẳng thể giữ chồng cho mình, níu cha cho con và giữ được sự bình yên vốn có của cuộc hôn nhân ngấp nghé kỷ niệm tuổi mười lăm.
Sự thương tổn cùng lòng tự trọng của một người phụ nữ mạnh mẽ dẫn chị đi đến quyết định: ly thân. Vẫn ở chung nhà, ngồi cùng mâm cơm nhưng lửa lòng đã nguội lạnh. Cảm giác hụt hẫng, đớn đau, bẽ bàng tê tái đến tận cùng tâm can khiến chị mệt mỏi, rệu rã.
Nhưng vẫn phải giả vờ cười trước mặt con, giả lả nói và diễn một vở kịch hạnh phúc đầy gượng ép. Đó là nỗi đau âm ỉ cày xới tâm hồn vốn chẳng thể phẳng lặng trước bão giông cuộc đời. Lòng dặn lòng phải cố gắng níu, giữ và kéo lại một bức tranh hạnh phúc vốn mục rỗng khiến chị đuối sức, bất lực.
Nhưng cây muốn lặng mà gió nào để yên, chồng chị vẫn đi sớm về muộn bỏ mặc hai đứa con cho chị chăm. Dăm ba bữa chồng lại đá thúng đụng nia, viện cớ này kiếm cớ nọ to tiếng tranh cãi, chị lại cố nín nhịn.
Rồi mẹ chồng vốn đã có hiềm khích với chị từ ngày trước chen vào đánh tiếng “Không ở được thì ly hôn đi!”. Chị sợ con trẻ nghe thấy nên van vỉ mẹ chồng. Có lần chị quỳ xụp xuống van xin “Lạy mẹ! Cho con của con được yên!”. Sau lần quỳ gối hôm ấy, tâm hồn vốn héo úa của chị giờ càng tàn lụi hơn. Màn mây u ám, ủ dột giăng ngang quầng mắt, bờ mi.
Và tối nay, sau khi vợ chồng vừa to tiếng tranh cãi, anh lại lấy xe đi xuyên đêm như bao lần, con gái lớn đến bên chị thủ thỉ: “Mình ra ngoài sống đi mẹ!”. Chị giật mình nhìn con. Chới với. Hốt hoảng. Âu lo…
Một cơn dông nữa vừa kéo đến trong tâm trí chị. Con bé biết từ hồi nào? Con bé tường tận đến đâu? Con và em vẫn ổn chứ? Mẹ đã cố gắng hết sức rồi… Và mẹ mệt mỏi vô cùng…
May mắn là cơn dông vừa đến mang theo trận mưa rào gột rửa cõi lòng vốn cằn cỗi từ bao giờ để chị có thể một lần nữa tìm lại nụ cười, tìm lại sự bình yên trong tâm hồn và tìm lại hạnh phúc của mẹ con chị.
Giờ ba mẹ con đã dọn ra bên ngoài, sáng sáng đèo nhau đi học đi làm, chiều chiều chở nhau đi nhâm nhi trà sữa, đọc sách, mua sắm… Chị tâm sự với tôi nhiều lần và lần nào cũng không quên cảm ơn câu nói của con gái đã mở ra một lối thoát, một con đường rộng thoáng hơn cho tất cả.
Hạnh phúc đâu phải lúc nào cũng sinh sôi dưới một mái nhà đầy đủ ba mẹ và con cái. Hạnh phúc càng không thể gượng ép níu giữ chỉ vì nhân danh tình thương con mà mài mòn nụ cười của chính mình và con cái. Dẫu bão dông đi ngang qua tổ ấm nhưng lòng ta vẫn tìm được sự bình yên, thanh thản và tạo được nụ cười cho mình, cho con… Đó là hạnh phúc!.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mâm cua biển bạc triệu văng tung tóe giữa sân: Mẹ chồng bỗng nổi giận, nàng dâu quyết định rời đi!
Chồng ném đũa giữa mâm cơm, vô tình giúp mẹ tôi hiểu rõ bi kịch của cuộc hôn nhân này
Mẹ chồng rình rập giữa đêm, sốc nặng khi phát hiện sự thật động trời về cô con dâu "ăn bám"
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây