Khi được hỏi vay tiền, người EQ cao chỉ hỏi 3 câu là không lo bùng nợ, càng chẳng sợ làm mất lòng người
Chồng đưa đơn ly hôn vì ngán ngẩm cô vợ 'hiền lành, yếu đuối', ai ngờ chỉ qua một đêm mà phản ứng của cô lập tức khiến anh ta phải 'bái phục' / Loại củ giá rẻ tại Việt Nam nhưng lại cháy hàng ở Châu Phi, có giá 800.000VND/30kg
Cho vay tiền có thể giúp đỡ người đang gặp khó khăn nhưng cũng có thể gây ra rắc rối cho bạn và gia đình. Làm thế nào để đưa ra quyết định chính xác nhất giữa cho vay hoặc không cho vay tiền, nhằm bảo vệ tài sản của mình mà không làm tổn thương tình cảm với đối phương? Đây chắc chắn là một vấn đề thực sự đau đầu mà nhiều người đang phải đối mặt.
Nếu đang gặp khó khăn này, tôi khuyên bạn nên dùng nguyên tắc “3 câu hỏi”. Tôi hy vọng chúng có thể giúp bạn đưa ra quyết định một cách bình tĩnh và sáng suốt hơn khi gặp những yêu cầu vay tiền.
1. Hỏi bên kia: Mục đích vay và khả năng trả nợ
Đây là việc đầu tiên mà chúng ta cần làm sau khi có người tìm đến vay tiền. Hành động này không thể hiện sự thiếu tin tưởng với đối phương mà là cách để kiểm tra trách nhiệm của họ. Suy cho cùng, tiền bạc không phải là lá. Mỗi đồng tiền đều là sự đánh đổi mồ hôi và công sức làm việc của chúng ta. Do đó, bạn phải đảm bảo số tiền đem cho vay được sử dụng một cách khôn ngoan và không phung phí.
Tôi từng nghe câu chuyện về một người bạn lâm vào cảnh nợ nần chồng chất vì nghiện cờ bạc. Anh vay tiền khắp nơi nhưng chưa bao giờ đề cập đến hoàn cảnh thực sự của mình.
Cho đến một ngày, một cô bạn vô tình biết được câu chuyện của anh và quyết định không cho đối phương vay thêm tiền nữa. Người bạn rất bối rối và hỏi tại sao bạn mình lại sống vô tâm thế. Tuy nhiên, câu trả lời của cô bạn khiến anh không thể phản kháng: “Tôi cho anh vay tiền với hy vọng anh có thể vượt qua khó khăn và tự đứng vững trở lại. Nhưng tôi không muốn đắm chìm trong khó khăn khăn cùng anh, chứ đừng nói đến cùng gia đình anh chia sẻ đau khổ”. Câu chuyện này khuyên chúng ta rằng sự giúp đỡ phải dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng đối phương.
Đồng thời, việc hỏi thăm về khả năng trả nợ của bên kia cũng rất quan trọng. Đây không chỉ là trách nhiệm với bản thân mà còn là một cách cứu đối phương. Nếu chúng ta biết đối phương không có khả năng trả nợ mà vẫn cho vay thì điều này chắc chắn sẽ khuyến khích anh ta ỷ lại, và cuối cùng chìm sâu vào khó khăn.
Ảnh minh họa. |
2.Tự hỏi bản thân: Tính cách và danh tiếng hàng ngày của bên kia?
Tính cách của một người thường quyết định thái độ, hành vi của anh ta khi gặp khó khăn. Người có nhân cách tốt, trung thực, đáng tin cậy sẽ tìm mọi cách thực hiện lời hứa của mình ngay cả khi gặp khó khăn. Trong khi đó, người có nhân cách xấu, thiếu liêm chính thì có thể bỏ chạy ngay sau khi nhận được tiền từ bạn.
Vì vậy, khi nhận được đề nghị vay tiền từ đối phương, bạn cần giữ cái đầu tỉnh táo và tránh bị đánh lừa bởi những lời hứa hẹn sáo rỗng. Chúng ta cần hiểu rõ về tính cách và danh tiếng hàng ngày của họ bằng cách tự mình quan sát và lắng nghe nhận xét của những người xung quanh về anh ta. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới biết được rằng tiền của mình được trao cho ai, không sợ hối hận vì lỡ trao niềm tin vào lầm người.
Ảnh minh họa. |
3. Hỏi người thân: Họ có chịu rủi ro nào trong thời gian bạn cho đối phương vay tiền không?
Sau cùng, chúng ta cũng cần nghiêm túc xem xét đến hoàn cảnh của gia đình mình có phù hợp để giúp đỡ người khác hay không. Tiền của chúng ta không chỉ là của riêng chúng ta mà còn là của cải chung của gia đình. Khi quyết định có cho ai đó vay tiền hay không, chúng ta phải cân nhắc đầy đủ khả năng chi trả và chịu rủi ro của gia đình.
Hãy tưởng tượng, giả sử nếu số tiền bạn cho vay không thể thu hồi đúng hạn, thậm chí có thể đánh mất vĩnh viễn thì cuộc sống của bạn và những người thân có bị ảnh hưởng không? Trong trường hợp xấu, các thành viên trong gia đình có thể bị liên lụy và chất lượng cuộc sống sẽ giảm sút rất nhiều. Từ đó, tâm trạng của chúng ta cũng bị ảnh hưởng và dễ làm hỏng nhiều việc.
Suy cho cùng, chúng ta phải thận trọng và nhạy bén khi cho người khác vay tiền. Chúng ta phải đánh giá được mức độ chấp nhận rủi ro của mình dựa trên hoàn cảnh gia đình và tình trạng tài chính, nhờ đó đưa ra quyết định phù hợp. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể bảo vệ bản thân và gia đình mình đồng thời giúp đỡ những người gặp khó khăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!