Khi mẹ kế chỉ hơn con chồng vài tuổi
Tội lớn nhất của đàn ông là ngoại tình, sai lầm lớn nhất của đàn bà là bao dung cho kẻ thay lòng / Đàn ông ngoại tình dù cố gắng che đậy đến mấy cũng để lộ những sơ hở này
Bố anh đi bước nữa khi con cái cũng đã trưởng thành. Mẹ kế hơn anh 8 tuổi. Vì hạnh phúc của bố, hai anh em anh không hề phản đối mà ngược lại rất vui mừng vì bố có người chăm sóc, chia sẻ, không còn cảnh cô đơn vò võ nữa.
Bố anh hơn mẹ kế gần 20 tuổi. Nghe tuổi thì chênh lệch đấy nhưng mà nhìn bề ngoài bố anh cũng còn phong độ lắm thành ra con cái cũng không ai lo lắng cho ông về chuyện chênh lệch đó.
Mẹ kế chăm sóc bố rất chu đáo, anh cũng cảm thấy yên lòng.
Điều đáng nói, mẹ kế thật ra chỉ đáng tuổi làm chị nhưng trong cung cách hành xử luôn tạo ra vỏ bọc nguy hiểm, bề trên với các con riêng của chồng. Đến giờ sau hơn 20 năm được làm con chồng của mẹ kế, anh vẫn không hiểu tại sao bà không thể mở rộng vòng tay đón nhận tình yêu thương của con cái bên chồng một cách thật lòng, và bà cũng không thể dành tình cảm yêu thương quan tâm một cách thật lòng với anh em hay vợ con anh. Từ lúc anh chưa lập gia đình, rồi đến lúc lấy vợ sinh con, mẹ kế cũng cứ dửng dưng đứng ngoài cuộc.
Khi cần ra oai thì bà cho các con chồng vào bộ nhớ để sai bảo, còn lúc bình thường, thì đúng chỉ là người dưng.
Kể cũng ngạc nhiên vì tuổi mẹ kế còn rất trẻ, và bề ngoài xem ra bà cũng là người thời trang và sành điệu, đáng nhẽ phải hiểu chuyện, hiểu thế giới hiện đại con chồng mẹ kế nó như nào. Mẹ kế về nhà có phải nuôi và chăm con chồng bữa nào đâu vì chúng trót trưởng thành hết rồi. Vậy tại sao không thể thoải mái vui vẻ và thật tâm như người một nhà? Đến giờ anh vẫn luôn đặt câu hỏi đó trong đầu và chưa lúc nào có câu trả lời thích đáng.
Anh là con trưởng trong gia đình nên cũng muốn mọi thành viên gắn kết, yêu thương nhau. Muốn gia đình có những bữa ăn ngày cuối tuần vui vẻ. Cũng muốn gắn kết “con anh, con tôi, con chúng ta” lại với nhau…nhưng có vẻ khó. Bao việc anh cố gắng làm để hài lòng mẹ kế cũng chỉ là mong muốn bố anh được vui và thấy hạnh phúc vì con cái nghe lời.
Vợ anh cũng là người sống tình cảm, tinh tế nhưng hơi thẳng tính. Về làm dâu nhà anh cũng là thiệt thòi cho cô ấy khi mà không đón nhận được tình cảm của mẹ chồng. Nhiều khi cô cũng tủi thân vì bà luôn coi cô như người ngoài, có khi chả bằng người ngoài, cảm giác bà lúc nào cũng tức tối khi thấy cô. Không chỉ cô, chồng cô mà con cô cũng chưa bao giờ được đón nhận tình yêu thương của bà dù là một cái ôm thật lòng. Chỉ nghĩ đến đó thôi, anh cũng thấy chán nản xót xa, chả thấy hứng thú khi mà một phía thì cố gắng còn một phía thì coi như không có sự tồn tại của các con chồng.
Bố anh hơi mềm yếu, nên dường như mọi việc trong gia đình đều nghe lời mẹ kế. Ông chả dám quyết bất cứ một việc gì trong gia đình. Từ việc tụ tập gia đình ăn cơm nhân dịp nghỉ lễ hay sinh nhật, rồi đi chơi, cưới xin…tất cả đều do mẹ kế chỉ đạo. Dù nhìn thấy sự vô lý không muốn làm nhưng anh lại tặc lưỡi “Thôi, làm vì bố. Làm cho bố vui”.
Nhiều khi anh cười bảo với vợ anh rằng: “chỉ nghĩ mẹ kế con chồng khắc nghiệt có trong thời phong kiến vậy mà gia đình ta lại sở hữu đặc sản đó. May là con cái của chồng đã trưởng thành chứ nếu mẹ kế phải nuôi nấng thì không biết ra sao. Mẹ kế chỉ đáng tuổi làm chị nhưng lúc nào cũng tỏ vẻ ra uy quyền, khắc nghiệt với con cái của chồng, làm khó dễ và dường như lúc nào cũng ngăn cách sợ dây kết nối yêu thương của các thành viên trong gia đình”.
Vợ anh là người hiểu chuyện, dù nhiều lúc tủi thân khi không được nhận tình cảm của mẹ, nhưng vẫn luôn động viên anh. “Tính khí mẹ kế như thế đành chịu. Con cái và mẹ tuổi ngang hàng làm đúng phận sự. Gọi thì sang mà không muốn thì mình ở nhà. Chỉ khổ các con, chả khi nào ông bà nhờ đến sinh nhật cháu, chả yêu thương thật lòng”.
“Mấy đời bánh đúc có xương, nên rất giữa mẹ kế (dì ghẻ) hay cha dượng với con của người họ tái hôn...Thế nhưng, với sự tiến bộ khó để dung hòa. Con cái thì mở lòng còn mẹ kế thì không. Vậy, phận làm con cứ mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”, câu tục ngữ quen thuộc phản ánh một thực tế về mối quan hệ của đời sống xã hội, việc gây dựng, duy trì hạnh phúc trong những gia đình có sự tồn tại “con anh, con em, con chúng ta” đã không còn là chuyện quá xa vời. Nhiều câu chuyện mẹ kế chăm nuôi, đối xử với con chồng hơn con đẻ là chuyện rất thường tình trong xã hội hiện đại ngày nay. Vậy mà nhìn lại gia đình mình, anh thở dài buồn bã về cách hành xử của mẹ kế tuổi “trẻ ranh”, anh không chấp mà anh thật lòng tôn trọng bởi đó là vợ của bố anh.
Nhiều khi anh an ủi bà xã “Thôi, dù mẹ kế có ghê gớm nhưng thực lòng bà ấy chăm sóc bố chúng ta rất tốt. Và quan trọng hơn là bố chúng ta hạnh phúc là được rồi. Còn con cái chỉ là phụ họa và cũng có tổ ấm riêng, luôn được sống trong cảnh đoàn viên, gắn kết thì không còn gì phải suy nghĩ nhưng mà có thể mẹ kế cũng có những nỗi khổ tâm, có những cái khó của mẹ kế phải làm mẹ của con chồng khi mà chỉ hơn chúng vài tuổi. Có thể, vì còn trẻ nên bà phải cố tỏ ra có uy vì sợ mình sẽ bị lép vế? Đó cũng là áp lực của người đóng vai mẹ kế trẻ chăng? Thôi cứ hoan hỷ mà sống, và nghĩ cho người khác một chút em ạ”./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!