Khi nào không nên ăn trứng gà?
4 món rau "bán đầy chợ" phụ nữ nên ăn để điều hòa kinh nguyệt, dưỡng tử cung / Ăn ổi rất tốt nhưng những người này không nên ăn kẻo nguy hiểm tính mạng
Trứng là thực phẩm được nhiều người yêu thích, nhưng không phải lúc nào cũng thích hợp ăn món này. Vậy, khi nào không nên ăn trứng gà?
Khi nào không nên ăn trứng gà?
Theo các chuyên gia dinh đưỡng, khi đói không nên ăn trứng. Bởi lúc này dịch vị axit trong dạ dày tiết ra nhiều hơn, khiến cho các thành phần dinh dưỡng của trứng không được hấp thụ hết vào cơ thể. Đồng thời, khi dạ dày trống rỗng hàm lượng canxi của trứng cản trở tiêu hóa khiến tình trạng vón cục.
Khi bị sốt cũng không nên ăn trứng bởi hàm lượng protein trong trứng gà cao, ăn xong có thể tạo thành nguồn nhiệt lượng tương đối lớn cho cơ thể, cực kỳ không tốt với những người bị sốt. Bạn cũng không nên ăn trứng khi uống trà, bởi protein trong trứng gà và axit tannic trong lá trà khi kết hợp với nhau sẽ gây khó tiêu do nhu động ruột giảm.
Khi nào không nên ăn trứng gà là băn khoăn của rất nhiều người.
Khi uống sữa đậu nành, bởi protein trong trứng có thể kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở, làm giảm tỉ lệ hấp thụ protein trong cơ thể.
Ngoài ra, khi bị tiêu chảy cũng không nên ăn trứng. Một số người cho rằng, khi bị tiêu chảy, người bệnh sẽ mất nước và chất dinh dưỡng nên cần bồi bổ cơ thể bằng cách ăn nhiều trứng gà. Thật ra, đây là quan niệm sai lầm, bởi khi bị tiêu chảy, dịch tiêu hóa sẽ tiết ra ít hơn, hoạt tính men tiêu hóa bị giảm nên việc hấp thu chất mỡ, đạm và đường thường bị rối loạn.
Cho nên, việc bổ sung trứng gà (thực phẩm giàu đạm và chất béo) cho người bệnh không những sẽ làm mất đi tác dụng bổ dưỡng cơ thể, mà ngược lại còn làm cho tình trạng bệnh càng nặng thêm. Vì thế, trong thời gian bị tiêu chảy, không được cho người bệnh ăn trứng gà.
Ăn trứng thế nào là tốt?
Trứng là thức ăn quen thuộc và giàu chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại có tỷ lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.
* Với trẻ nhỏ từ 6 - 7 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà
- Trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1 lòng đỏ trứng gà hoặc 4 quả trứng chim cút;
- Trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi cho ăn cả lòng đỏ và lòng trắng và mỗi bữa ăn 1 quả;
- Trẻ từ 1 - 2 tuổi ăn từ 3 - 4 quả/tuần.
* Với người lớn, một tuần chỉ nên ăn khoảng 3 quả/tuần;
- Người bị tăng huyết áp hoặc cholesterol cao trong máu vẫn có thể ăn trứng, vì nó không làm tăng huyết áp và cholesterol máu, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Khi nào không nên ăn trứng gà?" rồi chứ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng'?
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
7 ngày tới, 3 con giáp này sẽ đón nhận sự ưu ái đặc biệt từ Thần tài, công việc thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình từ quý nhân
Tôi mới phát hiện ra ngâm đũa trong loại nước này cả đời không sợ bị mốc, đáng tiếc là hầu như không ai hiểu được điều này
Tử vi ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm được