Đời sống

Khi trẻ bị ho, sổ mũi, cần làm ngay những điều này

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, viêm đường hô hấp là nỗi ám ảnh của các bậc phụ huynh không chỉ bơi trẻ dễ mắc, dễ biến chứng nguy hiểm mà còn thường xuyên tái phát.

7 thực phẩm nhiều vitamin C hơn chanh cam gấp 5 lần, tốt cho sức khỏe của bé,nhưng ít ai biết tới / Uống mật ong theo cách này trị được 'bách bệnh', vừa tốt cho sức khỏe lại làm đẹp da

Trẻ bị bệnh gì thì có dấu hiệu ho, hắt hơi, sổ mũi?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi do sức đề kháng còn yếu do đó dễ mắc các bệnh hô hấp trên như viêm sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi. Khi trẻ bị sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi đó là triệu chứng ban đầu của nhiều bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản...

Khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp trên nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ dẫn tới viêm đường hô hấp dưới với những triệu chứng như: khó thở, thở nhanh, thở rít, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi... Biến chứng nặng hơn đó là tình trạng bội nhiễm kéo theo các bệnh lý khác và có thể dẫn đến tử vong như: viêm màng não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp… do hệ miễn dịch suy yếu nặng.

Khi nào bé dễ bịho, sổ mũi nhất?

Thời tiết trở lạnh là điều kiện lý tưởng nhất để các bệnh đường hô hấp bùng phát. Nhưng thế không có nghĩa là bé không bị viêm đường hô hấp trên trong mùa nóng. Sinh sống trong vùng có bầu không khí ô nhiễm cũng khiến nguy cơ mắc các bệnh hô hấp của bé cao hơn.Đặc biệt, đường hô hấp trên là bộ phận đầu tiên trực tiếp tiếp xúc và xử lý luồng không khí ô nhiễm này sẽ dễ bị viêm nhiễm.

1 (1)
Viêm đường hô hấp là nỗi ám ảnh của các bậc phụ huynh có con nhỏ.

Đôi khi, bệnh đến từ chính thói quen sinh hoạt của gia đình, chẳng hạn như mở điều hòa nhiệt độ quá lạnh, để quạt thổi thẳng vào mặt hay người bé… Những thói quen tưởng chừng vô hại này có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ hô hấp của bé.

Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, khi sức đề kháng và hệ miễn dịch còn chưa thực sự hoàn thiện, thời điểm giao mùa là lúc cơ thể trẻ dễ dàng bị tấn công bởi những căn bệnh như cúm, viêm họng, viêm mũi dị ứng

Dễ mắc, dễ biến chứng nguy hiểm, bệnh viêm đường hô hấp còn rất hay tái phát, làm trẻ suy giảm sức khỏe, kém phát triển về thể chất. Thế nhưng, có nhiều bậc phụ huynh vẫn thường mắc sai lầm khi xử trí những triệu chứng đơn giản như ho, hắt hơi, sổ mũi…

Cần làm gì khi trẻ bắt đầu ho, hắt hơi, sổ mũi?

Khi trẻ bắt đầu có những dấu hiệu của viêm đường hô hấp như ho, hắt hơi, sổ mũi…cha mẹ không nên chủ quan, cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế khám chữa bệnh để chẩn đoán và điều trị. Trong trường hợp trẻ bị bệnh viêm đường hô hấp nhẹ như viêm họng, sổ mũi, viêm phế quản không có yếu tố nguy cơ thì mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc con tại nhà. Các dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, ho…do yếu tố virus có thể tự lui hoàn toàn trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, cha mẹ có thể làm giảm bớt các triệu chứng ho bằng những phương pháp dân gian hoặc dùng siro thảo dược an toàn, giúp bé dễ chịu hơn.

Để phòng tránh bệnh viêm hô hấp tái phát cho trẻ, phụ huynh nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng và ăn ngủ cho trẻ, tránh cho trẻ sinh hoạt quá lâu ngoài trời, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, thường xuyên giữ ấm khi trời lạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá và bụi bẩn. Tránh để trẻ chơi đùa với những trẻ bị viêm hô hấp khác vì bệnh có thể lây lan qua không khí ở cự ly ngắn hoặc nước mũi và nước bọt.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm