Không gia vị nhưng loại nước này đem đến vị ngọt thanh siêu ngon bé nào cũng thích, mách mẹ vài công thức đơn giản
1 đặc điểm chung của những người càng sống càng khổ, hãy xem bạn có hay không! / Mê mẩn ngắm nhìn đường cong nuột nà của hot girl số 1 Thái Lan từng sang Việt Nam du lịch
Phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật đang ngày càng phổ biến với các bà mẹ Việt bởi sự kết hợp giữa khoa học và phù hợp với thị hiếu ẩm thực của người Việt. Điểm đặc trưng của phương pháp này là việc sử dụng nước dashi, một loại nước dùng được nấu từ rong biển, cá bào, hoặc các loại rau củ, để trộn lẫn vào cháo hoặc các món ăn khác dành cho bé. Trong đó, nước dashi từ rau củ được ưa chuộng hơn cả trong các bữa ăn dặm.
Dashi mang lại hương vị ngọt tự nhiên cho các món súp mà không cần sử dụng phụ gia hay chất tạo ngọt. Nó được xem là linh hồn của nước cốt mì và nhiều loại nước hầm khác, quyết định đến độ đậm đà của từng món ăn.
Trong giai đoạn đầu của việc ăn dặm, khi việc sử dụng muối hay gia vị khác chưa thực sự thích hợp cho trẻ, nước dùng dashi trở thành sự lựa chọn tuyệt vời. Nó không chỉ cung cấp các khoáng chất cần thiết mà còn làm cho các món ăn của bé trở nên thơm ngon và có hương vị ngọt tự nhiên hấp dẫn.
Các bước chế biến nước dashi cho bé ăn dặmCác mẹ có thể tham khảo cách làm nước dùng dashi theo các bước sau:
- Rau củ quả chọn loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, rửa sạch, thái khúc. Tùy theo sở thích của các bé mẹ có thể chọn các loại rau củ quả khác nhau như cà rốt, khoai tây, su su, mướp, bí xanh, ngô, bắp non, mía, củ cải, bắp cải, cải thảo, súp lơ... Lưu ý không chọn loại củ quả có vị chát.
- Cứ 250g rau củ quả tươi mẹ thêm 800ml nước. Bao nhiêu rau củ quả thì nhân số ml nước lên. Bỏ rau củ quả cùng nước vào nồi nấu trong 20 phút cho rau củ chín mềm là được. Sau đó tắt bếp, lấy rau củ quả đã chín ra nghiền, rây cho bé ăn, phần nước còn lại chính là nước dùng dashi để nấu cháo cho bé.
- Nước nấu xong để nguội, lọc qua rây để loại bỏ những mảnh vụn đồ ăn và trữ đông cho bé ăn dần. Tuy nhiên, nên nhớ càng để lâu nước dùng dashi càng mất vị nên mẹ chỉ nên trữ đông nước dashi và dùng trong vòng 1 tuần trở lại.
Khi nấu cháo, thêm 15-20ml nước dashi đã nấu (tùy độ đặc loãng của cháo) để tăng khẩu vị món ăn cho bé. Hoặc mẹ cũng có thể thêm nước dashi vào rau củ nghiền rồi cho bé ăn.
Cách chọn nguyên liệu nấu nước dashi- Ba mẹ nên chọn các loại rau củ hữu cơ, tươi ngon, an toàn.
- Một lần chỉ chọn dưới 5 loại rau củ nấu cùng nhau.
- Tìm hiểu về các loại rau củ kỵ nhau khi nấu, tránh việc nấu chung sẽ làm mất chất dinh dưỡng hoặc một số loại rau củ sẽ xảy ra phản ứng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé.
- Tránh các loại rau củ đắng như mướp đắng, gừng,...
- Khi nấu các loại rau củ có ruột như bí xanh và mướp,... Ba Mẹ nên bỏ ruột để tránh nước dashi bị chua nha
- Khi dùng mía nấu dashi thì nên nấu loãng (ngọt quá sẽ không tốt).
Lưu ý khi dùng nước dashi cho bé
- Nước dashi trữ đông chỉ nên dùng trong 1 tuần để đảm bảo an toàn vệ sinh và sức khoẻ cho bé. Nên bảo quản trong từng hộp riêng khi nào dùng thì lấy ra rã đông
- Không rã đông ở nhiệt độ phòng sẽ dễ gây nhiễm khuẩn. Sau khi rã đông nếu bé không ăn hết thì bỏ, không đem trữ đông và sử dụng lại vì như vậy sẽ mất ngon, không đảm bảo dinh dưỡng và gây hại cho sức khỏe của bé.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh