Đời sống

Không nên ăn giá đỗ theo những cách này gây nguy cơ trúng độc, mắc ung thư

Giá đỗ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên nếu không ăn đúng cách chẳng khác gì nạp chất độc vào người.

"Đại kị" khi ăn đậu phụ ai cũng cần biết để không mang bệnh về người, nguy hiểm khó lường / Người vợ 'cao tay' bày kế chồng bệnh nặng để thử lòng cô bồ 'yêu chồng tha thiết' và cái kết không tưởng

Giá đỗ rất giàu chất dinh dưỡng, vitamin đặc biệt là vitamin C. Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều khoáng chất amino acid, protein và chất có nguồn gốc thực vật (phytochemicals) rất bổ dưỡng cho cơ thể. Về thành phần dinh dưỡng, cứ 100g giá đỗ lại chứa 5.5g protid, 5.3 glucid, 38g Ca, 91mg P, 1.4mg Fe, 0.2mg vitamin B1, 0.13mg vitamin B2, 0.75mg vitamin PP, 0.09mg vitamin B6, 10mg vitamin C.

Dù nhiều dưỡng chất và tốt cho sức khoẻ nhưng giá đỗ cũng có thể mang lại những tác dụng phụ không mong muốn nếu dùng tuỳ tiện.

Xào giá đỗ với gan lợn

Giá đỗ xào gan lợn là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình, tuy nhiên sự kết hợp của 2 loại thực phẩm này là một sai lầm.

Không nên ăn giá đỗ theo những cách này gây nguy cơ trúng độc, mắc ung thư

Ảnh minh họa.

Nguyên nhân là bởi trong giá đỗ có rất nhiều vitamin C, còn trong gan lợn lại có chứa lượng đồng lên tới 2,5mg/100g và 25mg sắt. Nếu kết hợp 2 thực phẩm này, sắt và đồng có trong gan lợn sẽ khiến vitamin C vị oxy hóa, biến thành chất bã mất hết tác dụng, gần như không còn dinh dưỡng.

Ăn khi chưa được nấu chín

Ăn giá đỗ khi chưa được nấu chín có nguy cơ ngộ độc cao, bởi giá thường được làm ở nhiệt độ 30 – 35 độ C, đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Hơn nữa, ăn giá sống nếu chưa rửa sạch sẽ dễ nhiễm vi sinh vật. Vì vậy, nếu muốn ăn giá đỗ sống thì trước khi dùng nên chần qua nước sôi, rửa và ngâm nước sạch kèm theo ít muối.

Ăn giá đỗ khi bụng đói

Giá đỗ có tính mát, lành, nhưng những người có biểu hiện chân tay lạnh thiếu lực, đau nhức chân tay, đi ngoài phân lỏng không nên ăn, vì với tính hàn trong giá đỗ, nếu ăn vào sẽ làm bệnh tình nặng thêm. Đặc biệt không ăn khi bụng đói vì sẽ không tốt cho dạ dày.

 

Không nên ăn giá đỗ theo những cách này gây nguy cơ trúng độc, mắc ung thư

Nếu cố tình ăn giá đỗ, nhất là ăn với số lượng nhiều sẽ khiến khí huyết ngừng trệ gây mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, tỳ vị yếu dẫn đến bệnh về đường tiêu hóa.

Ăn giá đỗ khi đang uống thuốc

Giá đỗ có tính giải các chất độc nhưng nó cũng giải luôn tác dụng của thuốc, vì thế nếu đang uống thuốc điều trị một căn bệnh nào đó không nên ăn giá đỗ gần với khi uống thuốc.

Chọn nhầm giá bẩn

 

Nếu giá đỗ chỉ ngâm, ủ theo cách truyền thống với nước sạch thì rất sạch sẽ và bổ dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất giá đỗ sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc từ đầu đến cuối khâu sản xuất để sản xuất ra những cọng giá không rễ, mập mạp, trắng đẹp bắt mắt, tăng trưởng nhanh… Những loại hóa chất này có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người, trong đó nghiêm trọng nhất là chúng có thể gây nên chứng bệnh nguy hiểm như ung thư.

Không nên ăn giá đỗ theo những cách này gây nguy cơ trúng độc, mắc ung thư

Để loại bỏ giá đỗ bẩn ra khỏi bữa ăn, bà nội trợ cần chú ý không chọn loại giá quá mập, trắng ngần, không có rễ. Hãy chọn loại giá thân gầy, dài màu không quá trắng và nhất là phải có rễ dài, đó chính là giá đỗ không bị ủ hóa chất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm