Đời sống

Không nên sử dụng đường tinh luyện trong nấu ăn, đây là lý do

Đường tinh luyện là sản phẩm cuối cùng trong quá trình tinh chế mía và củ cải đường. Ăn quá nhiều loại đường này sẽ gây hại cho sức khỏe.

Mẹ người yêu niềm nở mời tôi vào nhưng vừa thấy ảnh nền điện thoại của tôi, bà giận dữ đuổi tôi ra khỏi cửa ngay lập tức / Dẫn về nhà ra mắt, bạn gái bất ngờ bị chị tôi tát một cái trời giáng, biết lý do đáng sợ phía sau cả nhà như chết lặng

Trên thị trường hiện nay có một số loại đường phổ biến là đường trắng, đường nâu, đường tinh luyện.

Về bản chất 3 loại đường này có "cùng một mẹ". Chúng được làm từ cây mía, chiết xuất từ mật mía hoặc củ cải đường hoặc các thực vật có vị ngọt.

duong-tinh-luyen-01
Ảnh minh họa.

Đường nâu là loại đường chế biến đơn giản, dùng đường mía hoặc đường từ củ cải đường. Sau khi ép và lọc bõ bã, phần nước/mật được nấu chín và cô đặc thành đường nâu.

Đường nâu được tiếp tục thanh lọc, tẩy trắng, loại bỏ tạp chất sẽ tạo ra đường trắng.

Đường trắng là nguyên liệu đầu vào cho đường tinh luyện. Những hạt đường tinh luyện trong suốt hơn và được chia thành nhiều loại khác nhau, hạt to hoặc hạt nhỏ.

Đường nâu có vị mật mía đặc trưng thường được dùng để nấu chè, hầm các loại đậu, làm bánh. Trong khi đó, đường trắng không ngọt bằng đường nâu nhưng độ tinh khiết tương đối cao, hương vị thuần khiết. Đường tinh luyện có vị ngọt hơn và cũng được sử dụng trong nhiều món ăn.

duong-tinh-luyen-02

Dù xuất phát từ cùng một nguồn gốc nhưng các loại đường có hình thức và giá trị dinh dưỡng khác nhau.

 

Đường tuy mang lại hương vị ngọt ngào nhưng sử dụng quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Khi đi vào cơ thể, đường được chuyển hóa nhanh chóng thành năng lượng nên cũng dễ gây béo.

Ngoài ra, chúng ta nên hạn chế sử dụng đường tinh luyện. Nguyên nhân là do đường tinh luyện chứa hàm lượng đường cao hơn và cung cấp nhiều năng lượng hơn. 100g đường tinh luyện với 99,3% đường, tương đương với 397kcal. Trong khi đó, 100 g đường cát/đường nâu chứa 94,6% là đường và tạo ra 383 Kcal.

Nếu phải sử dụng đường trong chế biến thực phẩm, tốt nhất nên dùng đường nâu, mật ong... để thay thế cho đường tinh luyện. Mật ong chỉ chứa 81,3% đường, 0,4 g đạm và 327 Kcal.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng đường tự do (đường đơn và đường đôi) không nên quá 10% năng lượng ăn vào trong một ngày (lý tưởng là dưới 5%). Mức này tương đương với 25-50 g đường tự do/ngày với người lớn và dưới 12-25 g đường/ngày với trẻ em.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm