Đời sống

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đào chơi dịp Tết

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đào sao cho chúng sống và tươi tốt đã khó, việc điều khiển hoa nở đúng dịp Tết còn khó hơn.

Thử ngay món salad hoa quả ngon tuyệt, giúp bạn giảm cân, tự tin đón Tết / Ấm bụng ngày mưa với tàu hủ hoa đậu biếc mềm mịn, béo ngậy

Cây hoa đào hay cây đào có tên khoa học: Amygdalus persica. Cây đào là cây thân gỗ nhỏ lá rụng, có 3 loại: đào phai, đào bích, đào bạch. Hoa đào thường có màu hồng, màu phớt hồng hay màu trắng với 5 cánh hoa hoặc nhiều hơn. Cây hoa đào tượng trưng cho mùa xuân ở miền Bắc, cầu sức khỏe và bình an. Cây thường trồng chậu kiểng trang trí hoặc trồng trong sân vườn.

Đào phai được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh ST
Kỹ thuật trồng hoa đào đón Tết

Đào được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hay gép nêm đoạn cành trên cây đào ăn quả. Ghép cây nên tiến hành vào tháng 7-9. Gốc ghép là cây mọc từ hạt, cũng có thể dùng cây mận, cây mai, cây đào làm gốc ghép. Nên dùng phương pháp ghép chồi, chỗ ghép nên ở độ cao 60-80cm, bổ hình chữ T để ghép. Khi chồi sống và mọc cao 12-18cm, phải hái ngọn, để mọc nhánh. Ghép cành chỉ dùng khi ghép chồi bị thất bại và tiến hành vào tháng 3.

Cũng có thể nhân giống đào bằng cách gieo hạt. Tháng 6-7 hạt đào ăn quả các loại được thu gom, nhặt sạch, phơi khô trong bóng râm, bảo quản trong chum, vại, túi nilon đến tháng 11 đem gieo, trước khi gieo hạt được xử lí ngâm nước trong 48 giờ, đãi sạch, ủ trong cát 30-40 ngày đến nứt nanh. Gieo hạt đào trong vườn ươm với mật độ: Hạt cách hạt 3-4cm, cấy theo chiều dọc của hạt như cấy hành, lấp một lớp đất mỏng 1-2cm lên trên, sao cho khi tưới nước vừa nhú đầu nhọn của hạt là được. Tưới đủ ấm cho hạt mọc mầm đều, khoảng 15-20 ngày cây mọc, từ một hạt đơn hoặc đa phôi có thể cho ta 1-4 cây đào con.

Kỹ thuật chăm sóc hoa đào ngày tết

Cây đào ưa thích ánh nắng và chịu rét, chịu hạn, sợ úng. Thích hợp với đất pha cát và thoát nước tốt, không chịu kiềm, không thích hợp với đất dính. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 18°C-25°C.

Vào trung tuần tháng 11 âm lịch, tiến hành tuốt bỏ toàn bộ lá đào trên cây để cây tập trung dinh dưỡng làm nụ, đảm bảo nụ hoa ra nhiều, đều, mập, hoa to, cánh dày, màu đẹp. Theo dõi năm nào thời tiết nóng thì tuốt lá muộn hơn vài ngày, năm nào thời tiết rét thì tuốt lá đào sớm hơn thời điểm trên vài ngày.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đào không hề đơn giản.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đào không hề đơn giản. Ảnh minh họa

Sau khi tuốt lá đào xong, nếu trời nắng nóng kéo dài, ta phải làm giàn che và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán, thân cây đào, hãm cho đào không ra hoa sớm. Nếu trời rét kéo dài, ta cũng phải làm giàn che cho đào và hàng ngày tưới nước ấm vào quanh gốc đào để đảm bảo đủ nhiệt độ kích thích cho đào ra hoa đúng kỳ hạn.

 

Tạo tán, tạo thế cho cây đào

Việc tạo thế phải tiến hành liên tục 5-7 ngày/lần bằng cách kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc vào một khung theo các thế đã định, cắt tỉa bỏ những cành ngoài ý muốn. Có thể kết hợp khắc vảy trên thân đào để tạo vẻ cổ cho cây.

Cắt sửa cành

Trồng xong, cắt ngay cành lần thứ nhất. Lần này cắt thật đau để cành mới phát sinh nhiều, năm tới sẽ cho nhiều hoa. Nếu không cắt đau, để cành già, năm tới hoa chỉ có ở phía ngoài đọt cành. Sau đó, mỗi tháng phải cắt nhẹ một vài lần cho đến tháng 6 âm lịch mới thôi. Trong quá trình cắt sửa cần kết hợp tạo hình tán cây.

Tưới bón

 

Sau mỗi lần cắt cần hòa phân hữu cơ tưới cho cây. Các tháng tiếp đều phải tưới. Tháng 8, 9 cần tưới bón nhiều để thúc cho cây nẩy nhiều hoa và to hơn. Đào ưa phân bắc đã ủ kỹ hoặc ngâm ngấu, nước tiểu, đạm ure.

Hãm cây

Hãm cây là nhằm hạn chế sự sinh trưởng, bắt cây chuyển sang giai đoạn ra hoa.

Cách làm: Dùng dao thật sắc khứa quanh một vòng cho đứt vỏ qua tầng libe vào tận gỗ ở vùng gần cổ cây. Sau khi hãm độ một tuần, lá đào hơi chuyển màu từ xanh đậm sang xanh nhạt và hơi rũ xuống là được. Nét lá vẫn chưa chuyển là chưa được, cần phải hãm lại bằng cách khứa thêm một vòng khác ở trên vết cũ. Nếu vẫn chưa được lại phải hãm lần thứ 3.

Thời gian hãm

 

Bắt đầu từ giữa đến cuối tháng 8 âm lịch. Hãm trước những cây khỏe, có toàn bộ lá xanh tốt. Hãm sau những cây yếu, một phần lá đã chuyển sang màu vàng. Không hãm những cây già.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đào nở đúng dịp Tết vô cùng khó.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đào nở đúng dịp Tết vô cùng khó. Ảnh minh họa

Đầu tháng 12 âm lịch, nếu thấy các nụ hoa chưa nhú một cách rõ ràng, báo hiệu hoa sẽ nở chậm, cần phải thúc bằng cách: Tưới phân đạm Sunfat nitrat hay ure. Bới xung quanh gốc sâu độ 5cm, tưới phân Bắc, nước tiểu. Tưới nước nóng 35o-40oC.

Vào hạ tuần tháng 11 âm lịch nếu thấy nụ hoa đã nhú to, có thể hoa nở sớm, cần áp dụng các biện pháp hãm như sau: Che ánh nắng, tạo bóng tối cho cây cả ngày trong thời gian mươi, mười lăm ngày. Vừa che vừa theo dõi thời tiết và tiếp tục nghiên cứu cây. Không tưới, không xới xáo. Dùng dao khứa quanh thân một vòng đứt vỏ như đã nói ở phần trên. Bới đất, chặt bớt rễ, dùng mai xén bớt từ 10-20% rễ, cần xén rải rác đều xung quanh gốc, liệu xén như bầu định đánh lên vào dịp Tết.Thúc, hãm chỉ làm trong trường hợp thật cần thiết. Vì cả hai trường hợp đều ảnh hưởng đến phẩm chất của hoa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm