Là người mẹ khoan dung, không yêu cầu trẻ là người hoàn hảo
Thứ đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì? / Con người khổ vì lòng tham chứ không phải mong muốn
Là người mẹ khoan dung, không yêu cầu trẻ là người hoàn hảo
Trong quá trình trưởng thành, con người khó tránh khỏi sai lầm. Tha thứ, khoan dung cho lỗi lầm của người khác chính là phẩm chất đạo đức tốt đẹp cần có. Gia đình là cái nôi trưởng thành của trẻ, mẹ là thầy giáo đầu tiên của trẻ. Vì thế khi dạy trẻ phẩm chất khoan dung, mẹ không yêu cầu trẻ là người hoàn hảo.
Người mẹ có thái độ khoan dung với những lỗi lầm của trẻ sẽ giúp trẻ có những trải nghiệm tình cảm tốt đẹp. Trải nghiệm này càng giúp trẻ tôn trọng mẹ hơn, muốn được tâm sự, chia sẻ và lắng nghe ý kiến của mẹ. Ngoài ra sự khoan dung của mẹ đối với trẻ sẽ giúp trẻ cũng biết sống khoan dung với những người xung quanh.
Tuy nhiên, có rất nhiều bà mẹ đối xử hà khắc với con, luôn soi xét vào mọi hành động của con. Khi phát hiện con phạm lỗi, liền vội vàng sửa đổi hoặc trách mắng. Nếu mẹ thường xuyên làm như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy chán nản, thậm chí nảy sinh tâm lý chống đối. Vì thế, người mẹ thông minh nên chú ý đến biểu hiện xuất sắc ở các phương diện của con, khoan dung với những lỗi lầm và nhược điểm của con để con thay đổi và trở nên tốt hơn.
Một hôm, bé Quang 6 tuổi khi đang chơi đùa không cẩn thận làm vỡ chiếc cốc của mẹ. Mẹ còn chưa nói gì Quang đã khóc òa lên. Một lúc sau, khi Quang đã vui vẻ trở lại, mẹ mới hỏi: “Sao lúc nãy tự nhiên con lại khóc?”, Quang liền nói: “Vì con làm vỡ cốc của mẹ”.
Mẹ nghe thấy vậy liền nói: “Mẹ biết là con không cố ý. Con vì điều này mà khóc có đáng không?”. Quang yên lặng ngồi nghe mẹ nói. Mẹ hỏi tiếp: “Con khóc có phải sợ mẹ mắng không?”. Quang gật đầu nói: “Vâng ạ, con sợ mẹ mắng con nên con mới khóc”.
Nghe xong, mẹ hiểu ra mọi chuyện. Mẹ xoa đầu con và nói: “Nếu con không cố ý, mẹ sẽ không trách mắng con. Con cần nhớ rằng, khóc không giải quyết được vấn đề gì cả. Con đã làm sai, cần biết sai ở đâu, sau đó sửa chữa, như vậy mẹ sẽ tha thứ cho con”. Quang nghe xong liền mỉm cười vui vẻ.
Ngay từ khi còn nhỏ tất cả ứng xử của cha mẹ với môi trường xung quanh đều được con ghi nhớ và làm theo. Trẻ không nghe những gì chúng ta nói nhưng chúng học những gì chúng ta làm. Việc hình thành đức tính khoan dung cũng từ đó mà ra. Trong khi bạn là một người mẹ sắc sảo, luôn nhìn thấy khuyết điểm của người khác, hàng ngày đặt mình trong cơn giận dữ thì dù những bài học có giá trị sâu sắc tới đâu cũng như “nước đổ lá khoai” và thực tế nói không đi đôi với làm. Hãy thật lưu tâm đến những cư xử của bạn, đây cũng là cách chúng ta hoàn thiện chính mình vì mình và vì con.
Khoan dung là đức tính cao quý tốt đẹp mà của con người cũng không dễ gì có được. Ngược lại với đức tính này là thái độ khắt khe cố chấp, cao hơn nữa là sự mặc cảm thù dai. Cha mẹ luôn muốn định hình để con cái trở thành những người có phẩm chất cao quý, giàu tình thương nhân ái bên cạnh sự tài giỏi.
Việc giúp con hình thành đức tính khoan dung còn khiến con bạn hạnh phúc hơn trong tương lai. Khoan dung cho người khác chính là cách tốt nhất để đem lại sự bình yên trong tâm hồn.
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ