Lạm dụng giấy thấm dầu gây tác hại lớn cho làn da
Bí quyết chăm sóc làn da ‘khát nước’ vào mùa hè / Mách bạn cách sử dụng than hoạt tính để có làn da mịn màng như em bé
Giấy thấm dầu có thể giúp khắc phục cấp tốc lượng dầu thừa trên bề mặt, giúp da không bóng nhờn và bớt bị xỉn màu hơn.Giấy thấm dầu có thành phần chính là sợi cellulase với công nghệ cao đặc biệt, giúp mang lại khả năng thấm hút dầu nhờn trên da.Vì dầu thừa là một trong những nguyên nhân kích thích các vi khuẩn gây mụn. Ngoài ra, việc giảm dầu thừa sẽ giúp giảm bít tắc lỗ chân lông gây nên các loại mụn khác như mụn ẩn, mụn cám, mụn đầu đen…Tuy nhiên không nên quá lạm dụng sản phẩm này vì chúng có thể gây hại làn da nghiêm trọng.
Da khô và tiết dầu nhiều hơn
Dầu tiết ra trên bề mặt da, giúp giữ độ ẩm cho da, nhưng nếu thái quá sẽ khiến da bóng dầu, dễ bám bụi và gây tắc nghẽn lỗ chân lông.Sử dụng giấy thấm dầu chỉ là một giải pháp tạm thời, nếu lạm dụng chúng quá nhiều lần và thường xuyên sẽ gây ra mất độ ẩm tự nhiên trên da, da mất ẩm, vô tình sẽ kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn và tiết dầu nhiều hơn.
Bạn nên sử dụng hạn chế, dùng những lúc nào cần thiết, tránh chà xát mạnh giấy thấm dầu lên da. Chỉ nên chấm nhẹ những vùng đổ dầu nhiều. Bạn cũng nên uống đủ nước và cấp nước cho da bằng xịt dưỡng da sẽ giúp ổn định dầu tốt hơn.
Tắc nghẽn lỗ chân lông
Giấy thấm dầu thường có chứa bột phấn (powder), hoặc bột hút dầu, khi sử dụng quá nhiều trên da, những loại bột này sẽ lưu lại trên da, khi chậm giấy thấm dầu, vô tình đẩy bột phấn sâu vô lỗ chân lông, gây bít tắc và bùng phát mụn.
Một vài nhận định cũng chỉ ra rằng, chà xát giấy thấm dầu lên da khiến da nóng nên, lỗ chân lông mở ra và chứa nhiều chất bẩn hơn, gây ra mụn đầu đen nhiều hơn.Thay vì sử dụng giấy thấm dầu, chúng ta hãy cấp nước cho da, da sẽ điều hòa tiết dầu lại. Nếu phải chọn giấy thấm dầu bạn nên tránh sản phẩm có chứa powder.
Dễ bị nhiễm khuẩn
Nếu không cẩn thận giữ vệ sinh với giấy thấm dầu rất dễ dàng bị nhiễm khuẩn. Do giấy thấm dầu được làm từ sợi cellulose có cấu tạo đặc biệt, ứng dụng trong việc hút lượng dầu thừa trên da, cũng vì vậy mà chúng dễ dàng hút cả vi khuẩn và bám bụi bẩn nếu không giữ sạch.
Đặc biệt không nên dùng lại giấy thấm dầu đã qua sử dụng 1 lần và cố gắng bảo quản hộp đựng giấy thấm dầu kín và an toàn, tránh sự xâm nhập của bụi bẩn và vi khuẩn
Gây kích ứng da
Có những loại giấy thấm dầu chứa mùi thơm, điều này khiến cho da dễ bị kích ứng. Việc chậm chúng thường xuyên cũng ảnh hưởng đến kết cấu của màng hydro lipid, khiến màng này bị mất nước và suy yếu, dẫn đến tình trạng dễ bị tác động bởi môi trường, dễ mẫn cảm và kích ứng hơn.
Đặc biệt, giấy thấm dầu không dành cho da mụn, việc chấm liên tục khiến vết sưng sẽ bị kích thích làm tình trạng tồi tệ hơn. Đối với da nhạy cảm và da mụn nên tìm một cách khác để kiềm dầu thay vì sử dụng giấy thấm dầu.
Trước những tác hại trên theo các chuyên gia da liễu, nên sử dụng giấy thấm dầu khi nào thật sự cần thiết. Ngoài việc sử dụng giấy thấm dầu phải đảm bảo chắc chắn da được làm sạch mỗi ngày 2 lần, dùng toner để cân bằng da sau khi làm sạch, giữ cho màng tế bào khỏe mạnh, cấp nước bằng xịt dưỡng mọi lúc mọi nơi và giữ ẩm đầy đủ mỗi tối. Khi da ở mức điều hòa và đủ ẩm, quá trình điều tiết dầu nhờn sẽ tự động ổn định lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đêm tân hôn, chú rể 27 tuổi sốc nặng khi nhìn diện mạo thật của vợ mới cưới 31 tuổi sau tẩy trang, netizen: Anh đã bị lừa thảm hại
Vào ngày 2/2, 4 con giáp sau đây sẽ thay đổi vận mệnh, rước được thần Tài vào nhà, năm mới nhiều may mắn
Bộ ảnh Tết chuẩn “bà hội đồng” trong nhà cổ 130 năm tuổi của nhóm Gen Z miền Tây
Tử vi ngày 2/2/2025 của 12 con giáp: Tuổi Hợi đón lộc lớn, Tuất cần cẩn trọng
Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
Với 6 cây cảnh 'thả đâu sống đó' này, bạn sẽ trở thành chuyên gia làm vườn mà chẳng cần nỗ lực nhiều!