Làm gì để rũ bỏ cuộc hôn nhân không hạnh phúc?
Bồ của chồng ghen ngược, tôi khủng hoảng muốn kết thúc cuộc hôn nhân / Những đáp án đáng kinh ngạc cho câu hỏi: "Thời khắc nào bạn đã mất niềm tin vào hôn nhân?"
Chấp nhận chịu đựng bởi hai chữ "vì con"
Tâm sự trong một nhóm kín mạng xã hội, chị N.M cho biết: Chị lấy chồng qua sự giới thiệu của người khác mà chưa kịp tìm hiểu nhiều. Đến khi về sống với nhau chị cảm thấy quá đau đớn tủi cực vì chồng thường xuyên bạo lực cả về thể xác lẫn tinh thần. Chị đang trong tình trạng bị trầm cảm, không biết tâm sự với ai để họ hiểu và chỉ cho chị được lối ra khỏi đau khổ và bế tắc nên lên mạng xã hội tâm sự.
Chị viết: "Tôi - một người phụ nữ bất hạnh. Được ba tuổi mẹ mất. Tôi sống với bà ngoại, em tôi sống với bên nội, còn bố tôi đi lấy vợ khác. Lớn lên tôi chưa một lần biết yêu ai. Một lần đến chơi nhà bà chị họ ở khác tỉnh, tôi được người ta giới thiệu cho một người là chồng tôi bây giờ. Tôi biết cả hai không hề yêu nhau nhưng tôi tặc lưỡi lấy đại đi để có một mái ấm giống người ta. Sau khi biết nhau được 3 tháng thì cưới. Cứ tưởng lấy chồng sẽ có một mái ấm cho mình, ai ngờ người đàn ông tôi lấy làm chồng là người thích nhậu nhẹt.
Mỗi lần đi nhậu về là chồng tôi lại hành hạ tôi cả về thân xác lẫn tinh thần. Ngày mới lấy chồng, tôi còn trẻ lắm, mới mười tám đôi mươi. Mỗi lần bị chồng đánh, tôi sợ hãi và rất muốn bỏ đi nhưng không biết đi đâu về đâu. Thế rồi tôi phải cố chịu đựng cuộc hôn nhân đó.
Được hai năm thì tôi sinh được một bé trai. Tôi những mong có con rồi anh sẽ thay đổi nhưng hoàn toàn không. Chồng tôi không bao giờ biết ôm ấp hay đùa giỡn với con. Anh lại còn rất độc đoán. Nhiều khi đi nhậu về mới 5, 6 giờ chiều nhưng chồng tôi bắt mẹ con tôi phải đi ngủ, biết là vô lý nhưng tôi vẫn phải làm theo.
Những lần vợ chồng gần gũi, tôi mà không đồng ý hay nói gì là chồng tôi đánh tôi tại chỗ. Rồi chúng tôi có thêm một bé gái. Nhưng anh vẫn không thay đổi. Chồng tôi vẫn cứ hành hạ thân xác tôi, mặc kệ con biết hay không, miễn là thỏa mãn cái thân xác của anh là được.
Rồi dần dần tôi bị trầm cảm, thường hay ngồi khóc một mình cả ngày lẫn đêm. Cứ mỗi lần thấy chồng đi nhậu là tôi rất lo sợ. Trong đầu tôi lại xuất hiện những câu hỏi: "Không biết hôm nay chồng tôi về còn có chuyện gì nữa không?"... Rồi tôi lo lắng đứng ngồi không yên, trong lòng cứ lo sợ một cái gì đó mà không gọi thành tên. Từ đó tôi bắt đầu chán nản và càng ngày càng thấy không còn một tí tình cảm gì với chồng nữa.
Còn rất nhiều thứ anh đã đổi xử với tôi rất tệ, không chỉ với tôi mà còn với gia đình bên ngoại tôi, tôi không thể kể hết ra được, vì có kể thì kể hoài cũng không hết. Tôi chỉ thấy rằng phụ nữ lúc nào cũng hi sinh vì con. Tôi viết tâm sự lên đây với mong muốn rằng, đừng ai vì quá sợ chồng mà để rơi vào hoàn cảnh giống tôi như bây giờ. Nếu đứng lên được thì đứng chứ không thì cả đời sẽ không có nổi một ngày hạnh phúc như tôi".
Sống bất hạnh không thể mang lại hạnh phúc cho con
Đưa câu chuyện này hỏi chuyên gia tâm lý Nguyễn Diệu Hoa, Tổng đài tư vấn tâm lý tình cảm 1088, chuyên gia cho rằng: Theo những gì mà chị N. M tâm sự, đặc biệt đọc những dòng cuối của người phụ nữ này thì thấy rằng chị không có ý định ly hôn. Chị đang chấp nhận chịu đựng cuộc hôn nhân đó với suy nghĩ "hy sinh vì con". Dẫn chứng là chị N. M viết: "Tôi viết tâm sự lên đây với mong muốn rằng, đừng ai vì quá sợ chồng mà để rơi vào hoàn cảnh giống tôi như bây giờ. Nếu đứng lên được thì đứng chứ không thì cả đời sẽ không có nổi một ngày hạnh phúc như tôi".
Theo chuyên gia Nguyễn Diệu Hoa, vấn đề ở đây của chị N. M cũng là vấn đề khá phổ biến ở rất nhiều chị em đã có gia đình. Họ có một cuộc hôn nhân bất hạnh nhưng lại không dám thay đổi, không dám "đứng lên" để giải phóng mình, không dám ly hôn với một lý do phổ biến "chấp nhận hy sinh vì con". Trong trường hợp của chị N. M, chị chấp nhận bị bạo lực, chấp nhận cuộc hôn nhân như địa ngục trần gian cũng bởi 4 chữ "hy sinh vì con" này.
Không chỉ chị N. M mà không ít chị em khác đã rất mơ hồ về 4 chữ nêu trên. Vì con, họ không ly hôn với mục đích để con có cha có mẹ, để các con không phải xa lìa nhau. Điều đó đúng nhưng chỉ đúng một nửa. Đúng ở chỗ, khi một đứa trẻ sống thiếu bố hoặc thiếu mẹ, hoặc thiếu anh thiếu chị là một sự thiệt thòi lớn. Nhưng họ không hiểu một điều rằng, nếu một đứa trẻ sống đủ cha đủ mẹ, đủ anh đủ chị nhưng luôn phải sống trong một môi trường độc hại về tinh thần như bạo lực, thiếu tôn trọng nhau thì còn tệ hại hơn rất nhiều khi chúng sống trong một gia đình khuyết thiếu nhưng vui vẻ, bình yên và yêu thương nhau. Vậy thì hai chữ "vì con" lúc này đã khiến cho chị em dù có hy sinh cả danh dự, cả hạnh phúc, thậm chí cả tính mạng thì họ cũng không thể mang lại hạnh phúc cho những đứa con của mình. Bởi vậy, sự hy sinh lúc đó của chị em cũng chỉ là vô nghĩa.
"Không ai muốn ly hôn nhưng khi đã cố gắng hết khả năng mà hôn nhân vẫn chỉ mang lại đau khổ và bất hạnh thì cách tốt nhất là nên giải phóng mình ra khỏi cuộc hôn nhân đó. Bởi vì, chị em muốn cứu con thì trước hết phải tự cứu mình trước. Chỉ khi mình hạnh phúc thì mới mang lại hạnh phúc cho con mình", chuyên gia Nguyễn Diệu Hoa nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Ảnh minh họa