Đời sống

Làm sạch mũ bảo hiểm với 5 bước đơn giản

Tham khảo 5 bước dưới đây để có thể làm sạch mũ bảo hiểm đúng cách và giữ cho mũ của bạn luôn thơm tho.

Mẹo trị da khô nứt nẻ hiệu quả nhất ngay tại nhà / Mẹo bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh đúng cách

Mũ bảo hiểm là một trong những vật dụng quan trọng mà bạn có thể phải sử dụng thường ngày. Việc làm sạch mũ bảo hiểm không có gì khó hay mất thời gian, hãy áp dụng các bước sau.

Làm sạch phần đệm hoặc lớp lót

Mặt trong của mũ bảo hiểm phải là thứ đầu tiên cần được làm sạch do các miếng đệm trong mũ bảo hiểm thấm mồ hôi khi bạn di chuyển trong thời tiết oi bức hoặc mưa. Cẩn thận loại bỏ bất kì các lớp đệm bên trong trước, sau đó hãy nhanh chóng giặt chúng bằng nước sạch.

Làm sạch mũ bảo hiểm với 5 bước đơn giản - 1

Làm sạch mũ bảo hiểm với 5 bước đơn giản

Dùng khăn mềm hoặc miếng bọt biển lau đệm

Để làm sạch mũ bảo hiểm, bạn nên giặt tay miếng lót mũ trong nước lạnh với xà phòng nhẹ. Bạn cũng có thể cho chúng vào máy giặt với nhiệt độ lạnh và chu kì nhẹ để tránh làm hỏng miếng lót. Tiếp đó, hãy phơi chúng khô tự nhiên bởi việc sử dụng máy sấy sẽ khiến cho miếng đệm bị hỏng. Nếu miếng đệm của bạn đã bị phân huỷ đáng kể, bạn nên cân nhắc thay thế chúng.

Để loại bỏ hoá chất hoặc bụi bẩn bên trong mũ bảo hiểm, hãy sử dụng một viếng vải ẩm với xà phòng nhẹ. Bạn sẽ làm việc dễ dàng hơn nếu bạn đã tháo hoàn toàn lớp lót bên trong mũ bảo hiểm. Ngoài ra, hệ thống nhựa ở phía sau mũ bảo hiểm cũng cần được làm sạch. Đảm bảo bạn lau sạch nó bằng xà phòng nhẹ, tránh sử dụng chất tẩy rửa hoá học có thể phản ứng với nhựa hoặc bọt, điều này sẽ khiến mũ bảo hiểm bị hỏng hoặc có thể gây nguy hiểm cho bạn khi đội chúng.

Làm sạch mũ bảo hiểm với 5 bước đơn giản - 2

Làm sạch mũ bảo hiểm không có gì phức tạp.

 

Làm sạch lớp ngoài mũ

Khâu tiếp theo của quy trình làm sạch mũ bảo hiểm là làm sạch bề ngoài mũ bằng khăn mềm hoặc miếng bọt biển âm. Giữ sạch bên trong và xung quanh các lỗ thông hơi cũng như cạnh mũ và các tấm che mặt (nếu có). Sử dụng một bàn chải mềm để làm sạch tránh để lại vết trầy xước trên mũ bảo hiểm của bạn. Nếu bàn trải mềm không loại bỏ được vết bẩn, hãy sử dụng thêm xà phòng dịu nhẹ với nước ấm, chẳng hạn như nước rửa chén hoặc bột giặt.

Kiểm tra mũ bảo hiểm

Bạn nên kiểm tra mũ bảo hiểm thường xuyên, nếu chúng có một vết nứt lớn, vết lõm hoặc vết cắt, thì đã đến lúc bạn nên thay một chiếc mũ bảo hiểm mới. Vết lõm làm giảm sự hấp thụ năng lượng, do đó, mũ bảo hiểm sẽ khó bảo vệ bạn hơn nếu bạn bị va chạm. Ngoài ra, khi làm sạch, bạn nên xem xét kĩ lưỡng để tìm ra những dấu hiệu nhỏ nhất. Ví dụ, nếu bạn thấy chúng có những vết lõm nhỏ, bạn cũng nên thay chúng ngay lập tức bởi một chiếc mũ bảo hiểm bị lỗi có thể sẽ gây hại cho bạn.

Làm khô mọi bộ phận m

 

Khi bạn làm sạch mũ bảo hiểm, hãy chắc chắn rằng bạn đã lau khô mọi thứ. Để nó khô tự nhiên trong 1-2 giờ và để chúng khô hoàn toàn trước khi cất giữ. Giữ mũ bảo hiểm của bạn nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh nhiệt độ quá cao chẳng hạn như ở trong xe hơi vào một ngày nắng nóng. Nhiệt độ quá cao có thể làm hỏng hoặc phân hủy lớp lót hoặc vỏ của mũ bảo hiểm. Ngoài ra, bạn nên tránh các loại hóa chất: dầu mỏ hoặc hóa chất dầu mỏ, chất tẩy rửa, sơn, keo dán và những chất tương tự khác có thể làm hỏng mũ bảo hiểm của bạn.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm