Làm sao để hạn chế ngộ độc thực phẩm dịp Tết và cách xử lý ai cũng cần phải biết
Thực phẩm "vào con chứ không vào mẹ", nuôi thai nhi lớn nhanh, IQ cao vượt trội / 4 thực phẩm tưởng bổ nhưng "độc hơn thạch tín" với trẻ, nhiều mẹ vẫn vô tư cho ăn
Nỗi lo lớn nhất trong những ngày Tết đó là sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Thời điểm này, hàng hóa tràn lan khó có thể kiểm soát được chất lượng, kèm với đó là thói quen ăn uống, nhậu nhẹt nhiều hơn nên nguy cơ bị ngộ độc cũng dễ dàng xảy ra hơn. Do vậy bạn cần có biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm ngày Tết và cách xử lý sao cho kịp thời để không gây nguy hiểm. Những chia sẻ dưới đây sẽ phần nào giải quyết được nỗi lo này của gia đình bạn.
Chọn lựa thực phẩm cẩn thận
Khi mua thực phẩm, đặc biệt là vào dịp Tết bạn nên chọn những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Tốt nhất là chọn các thực phẩm đã qua kiểm định của Bộ Y tế hoặc ban ngành có liên quan. Thực phẩm đóng hộp không mua sản phẩm có vỏ bị hư hỏng, biến dạng, bị rỉ sét, phần hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất không thể nhìn rõ hay không có.
Lựa chọn thực phẩm tươi, có nguồn gốc
Chọn thịt có màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô, có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính. Tránh mua thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt. Với gia cầm, chọn con có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi, mắt sáng. Thịt gia cầm hỏng có màu vàng thẫm, vàng tím hoặc vàng tối sẫm, mắt vẩn đục, nhắm nghiền.
Không mua rau quả đã héo úa, dập nát hay có mùi lạ, có hình dạng bất thường như quá mập, quá phồng, hoặc dính các hạt bụi nhỏ. Khi sử dụng, cần nhặt tách riêng từng lá và cọng rau, ngâm ngập trong nước sạch 15-20 phút để hòa tan thuốc bảo vệ thực vật (nếu có). Sau đó, rửa trôi 2-3 lần dưới vòi nước chảy. Nếu là quả thì nên rửa sạch, gọt bỏ vỏ, loại những quả dập nát.
Thực phẩm đóng gói, đóng hộp như lạp xưởng, xúc xích, bánh mứt, nước đóng chai, các loại gia vị... nên chọn những loại có nhãn mác, nhà sản xuất có uy tín, còn hạn dùng, nên đọc kỹ thành phần dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm để chọn lựa những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
Bảo quản thực phẩm an toàn
Đây là bước tiếp theo cũng quan trọng không kém để ngăn chặn được tình trạng ngộ độc thực phẩm. Ngày Tết khá nhiều loại rau củ, thịt cá các loại. Bạn cần bảo quản sao cho hợp lý để tất cả được tươi mới, không bị thối rứa.
Đối với các loại rau, bạn nên rửa sạch để ráo rồi mới cất vào trong tủ lạnh. Còn với thực phẩm tươi sống cũng nên rửa sạch rồi bọc kỹ lại cho vào ngăn đông. Không nên để đồ ăn, thức uống gần với hóa chất độc hại để đảm bảo an toàn tuyệt đối nhé.
Ăn chín uống sôi
Thức ăn phải được sơ chế kỹ càng trước khi chế biến. Các loại thịt nên được xát muối cho sạch lớp bên ngoài, chần qua nước sôi khử mùi hôi và vi khuẩn. Các loại rau phải rửa kỹ nhiều lần dưới vòi nước chảy, ngâm nước muối pha loãng khoảng 20 - 30 phút, đặc biệt là nếu dùng ăn sống.
Nhiều gia đình có thói quen ăn lẩu dịp Tết, tuy nhiên, thói quen ăn tái sống các loại thịt, hải sản, rau xanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn hoặc giun sán. Tốt nhất nên thực hiện ăn chín uống sôi. Khi chế biến phải lưu ý không để thức ăn sống đặt lẫn với thức ăn chín, không dùng chung dụng cụ (dao, thớt…) cho thức ăn sống và chín.
Rửa tay thường xuyên
Hãy rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để hạn chế khả năng nhiễm và lây truyền vi khuẩn. Bạn nên rửa tay vào các thời điểm sau:
- Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn;
- Sau khi chạm vào thịt sống, trứng sống hoặc rau chưa rửa;
- Trước khi ăn hoặc uống;
- Trước và sau khi chăm sóc người bị bệnh;
- Trước và sau khi điều trị vết cắt hoặc vết thương;
- Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi;
- Sau khi đi vệ sinh;
- Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật.
Vệ sinh nhà bếp thường xuyên
Nhà bếp nên thường xuyên vệ sinh, tạo sự khô thoáng vì không khí nóng ẩm, có nhiều thực phẩm dinh dưỡng ở nhà bếp thường tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây hại cho cơ thể người.
Sơ cứu đúng cách khi ngộ độc thực phẩm
Các biểu hiện thường gặp của ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, nhức đầu, có thể sốt hoặc không... xảy ra vài phút, vài giờ, thậm chí một ngày sau khi ăn. Trường hợp nặng người bệnh có thể khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê.
Khi thấy bệnh nhân có những biểu hiện như trên nên tiến hành sơ cứu sớm. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, có thể gây nôn để tống thức ăn bị nhiễm độc ra ngoài bằng cách cho người bệnh uống nhiều nước và móc họng. Sau khi gây nôn thì cho người bệnh nằm nghỉ, có thể dùng thuốc điện giải pha nước để bù lại lượng nước đã mất cho bệnh nhân.
Không nên gây nôn đối với người bị hôn mê hoặc trẻ nhỏ vì dễ bị hít sặc. Trong trường hợp này, cần cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên để tránh bị hít sặc. Nếu bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở cần cấp cứu tức thời bằng cách hà hơi thổi ngạt và ấn tim. Sau đó, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử lý tiếp.
Trường hợp nhẹ (chỉ nôn, tiêu chảy...) có thể điều trị tại nhà bằng cách cho uống nước bù bằng dung dịch điện giải, nhưng không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy vì làm chậm việc đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết