Làm sao để "trải nghiệm Việt Nam an toàn, hấp dẫn"?
Trong tháng 5, 6, 7 du lịch nội địa phục hồi. Tuy nhiên, khi Covid-19 bùng phát trở lại, ngành lại vấp phải những khó khăn. Mặc dù Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ song ngành cần nỗ lực để phục hồi như đợt kích cầu đầu tiên.
Để cứu ngành du lịch thoát khỏi tình trạng trì trệ nhiều tháng qua, Tổng cục Du lịch phối hợp với Báo điện tử VnExpress tổ chức hội nghị kích cầu du lịch "Trải nghiệm Việt Nam an toàn, hấp dẫn".Chương trình gồm hai phiên thảo luận chính: Việt Nam - điểm du lịch an toàn; Duy trì và phát triển diểm du lịch hấp dẫn.
Ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục Trưởng, Tổng cục Du lịch phát biểu tại hội nghị.
Tiêu chí an toàn được đặt lên hàng đầu
Bên cạnh những chủ trương, chính sách của Tổng cục Du lịch, các doanh nghiệp cũng thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo du lịch an toàn, kích cầu sau một tháng không nghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng. Cụ thể, vấn đề an toàn được các hãng hàng không Vietnam Airlines... đặt lên hàng đầu. Hãng không ngừng điều chỉnh quy định và quy trình để đảm bảo an toàn cho hành khách. "Tới thời điểm này, chúng tôi thực hiện an toàn tuyệt đối cho 156 chuyến bay đưa người lao động từ nước ngoài về nước, chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam làm việc", ông Vũ Nguyên Khôi - Trưởng ban Tiếp thị và chuyển đổi số của Vietnam Airlines nói.
Cụ thể, máy bay luôn được phun khử khuẩn tồn lưu, vệ sinh bằng dung dịch khử khuẩn an toàn với sức khỏe sau mỗi chuyến bay. Đội ngũ phục vụ cam kết mang đến dịch vụ an toàn, tận tâm. Hành khách khai báo y tế trước mỗi chuyến bay, khuyến khích check-in, làm thủ tục trực tuyến trên app, website, tổng đài... để đảm bảo giãn cách xã hội.
Hội nghị “Kích cầu du lịch – Trải nghiệm Việt Nam an toàn, hấp dẫn”.
Thực tế, đại dịch Covid-19 làm thay đổi tâm lý của hành khách.Việc Covid-19 quay lại lần hai đem lại sự e ngại cho mọi người. Vì vậy, Vietravel đưa ra các giải pháp an toàn cho khách cũng như tăng cường công tác truyền thông để khách hàng yên tâm khi đi du lịch.
Để thu hút du khách đến với chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, ông Đặng Thanh Thủy, Phó Tổng Giám đốc Vingroup cho biết, Vingroup đã tung ra 6 gói ưu đãi. Tập đoàn này cam kết đưa ra sản phẩm có chi phí hợp lý, chất lượng 5 sao, phù hợp với đa dạng khách hàng. Có thể kể đến các gói combo ưu đãi cho khách du lịch gồm: vé máy bay, khách sạn, vé trải nghiệm tại các khu vui chơi, giải trí trên toàn hệ thống Vingroup. Nhằm bảo đảm an toàn cho du khách, chuỗi nghỉ dưỡng Vingroup có hệ thống kiểm soát 3 lớp duy trì 24/24 giờ theo chỉ dẫn của Bộ Y tế.
Ông Đặng Thanh Thủy, Phó Tổng Giám đốc Vingroup.
Thêm vào đó, để giúp khách hàng hạn chế tiếp xúc nơi đông người, Alma cung cấp thêm nhiều dịch vụ tại phòng nghỉ, sử dụng vòng đeo tay thông minh để tránh sử dụng tiền mặt trong khu nghỉ dưỡng. Chiếc vòng được sử dụng thay cho chìa khóa phòng thông thường và có tính năng ghi nhận mọi giao dịch thanh toán diễn ra trong resort. Do đó, khách hàng chỉ cần thanh toán một lần khi check-out thay vì phải dùng trả tiền mặt.
Làm thế nào để hấp dẫn?
Bà Trần Thị Nguyện - Giám đốc Kinh doanh SunWorld lí giải về yếu tố hấp dẫn. Theo bà Nguyện, hiện nay sản phẩm du lịch đã hấp dẫn rồi, giảm giá không còn gì để giảm nữa, thời điểm cao điểm hè đã qua... Vậy làm thế nào để hấp dẫn?
Việc đầu tiên cần làm người dân hiểu đây là thời điểm an toàn để đi du lịch.Việc thứ hai, sản phẩm làm mới bằng nhiều cách: Làm mới hoàn toàn, làm mới các gói cũ, liên kết với nhau... Việc thứ ba là liên kết. Liên kết các điểm ở vùng, miền như: các tỉnh Đông Nam Bộ, các tỉnh miền Tây. Bà Nguyện đề xuất Kiên Giang, Phú Quốc sẽ là điểm đến phát triển. Đây là miền nắng ấm, an toàn, được nhiều tập đoàn lớn đầu tư. Nên tổ chức chiến lược kích cầu tại Kiên Giang.
Ông Martin Koerner – Giám đốc thương mại Alma Resort
Theo ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch: “Chúng ta phải vừa kích cầu vừa nghĩ giải pháp xa hơn, tốt hơn để giải quyết ảnh hưởng, ví dụ như sống chung với dịch”.
Ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch .
"Nếu chỉ dùng giải pháp thông thường như giảm giá, yêu cầu hỗ trợ thì không còn phù hợp. Tổ chức du lịch thế giới đưa khẩu hiệu: Covid-19 chuyển đổi du lịch, hãy tư duy theo cách mới, tiếp cận khách hàng theo cách khác, tìm hiểu hệ thống tự động, sử dụng trí tuệ nhân tạo, tiếp cận công nghệ mới để phát triển. Doanh nghiệp nên chuyển đổi số để khắc phục nhanh hậu quả dịch bệnh để lại", ông Bình cho biết.
Bên cạnh đó, ngành du lịch có thể đề xuất chính phủ quan tâm bằng cách giảm thuế VAT, thuế thu nhập, lùi thời gian nộp thuế, cho vay tiền... Hiện, 10 - 15% doanh nghiệp giải thể, người lao động vẫn chưa tiếp cận nhiều đến chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Chính quyền địa phương cũng cố gắng hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, giảm phí tham quan, vé, lệ phí hoạt động để các doanh nghiệp có động lực tiếp tục hoạt động.Chính quyền địa phương nên chia sẻ với doanh nghiệp dù mức hỗ trợ rất thấp để đồng hành cùng họ trong khó khăn.Ngoài ra, cần hỗ trợ doanh nghiệp bồi dưỡng, đào tạo nhân lực để chuẩn bị nguồn nhân lực tốt cho ngành trong tương lai.
Doanh nghiệp cũng cần ủng hộ chủ trương của Tổng cục Du lịch, kích cầu lần hai song song nghiên cứu, tìm hiểu chuyển đổi số để đưa du lịch thành ngành kinh tế số để vừa phát triển kinh tế vừa phòng chống dịch. Cần xác định dù dịch bệnh có tái phát cũng không bất ngờ và có kinh nghiệm để đối phó ngay lập tức.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết