Đời sống

Làm thế nào để đối phương yêu và gắn bó với bạn hơn?

Học cách bỏ đi thói quen cằn nhằn, chỉ trích, và bắt đầu nói chuyện thẳng thắn thật sự không quá phức tạp. Tất cả chỉ nằm ở việc chọn lọc từ ngữ và điều chỉnh kỳ vọng vào đối phương.

Một tháng chăm sóc chị dâu trong bệnh viện, ngày trở về nhà tôi nhận được cái kết đau đớn / Tâm sự của dâu trưởng gây "mưa bình luận" trên MXH: Có công cảnh báo "hiểm họa" nhưng luôn bị bố mẹ chồng so sánh với nhân vật khiến cô không phục

Việc yêu cầu quá nhiều ở đối phương chưa bao giờ là điều tốt. Nó sẽ khiến bạn cảm thấy mình khá phiền phức và người ấy cũng sẽ không thoải mái. Học cách bỏ đi thói quen cằn nhằn, chỉ trích và bắt đầu nói chuyện thẳng thắn thật sự không quá phức tạp. Tất cả chỉ nằm ở việc chọn lọc từ ngữ và điều chỉnh kỳ vọng vào đối phương. Dưới đây là một số những cách thức giúp hai bạn có thể cải thiện việc giao tiếp trong mối quan hệ của mình.

Ảnh minh họa.

Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói

Khi chuyển sang giai đoạn vợ chồng, hai người phải dành nhiều thời gian với nhau hơn, hay nói cách khác, đôi khi phải “chịu đựng” nhau, sẽ có nhiều việc khiến bạn dễ dàng cảm thấy bực tức. Tuy nhiên, đừng vì thế mà đẩy đối phương vào tình thế phải “bảo vệ” bản thân mình. Hãy tự lắng nghe những gì mình chuẩn bị nói với họ. Nếu bạn nhẹ nhàng nhắc nhở họ “Em/Anh sẽ cảm thấy rất vui nếu anh có thể giúp em/anh rửa bát hôm nay vì em/anh đang bận công việc quá”, thay vì “Không thấy đống bát đũa bẩn kia à, đồ vô trách nhiệm”, thì mọi thứ sẽ chẳng bao giờ trở nên căng thẳng. Đừng khiến đối phương cảm thấy bị khinh thường hoặc có lỗi, hãy đưa ra những lời nói hòa bình để thúc đẩy họ phải tự giác.

Đừng tin vào chuyện đọc suy nghĩ của họ

Chúng ta thường tin chắc vào một điều rằng sau một khoảng thời gian đủ dài, người ấy cần phải hiểu về người còn lại một cách tường tận, không cần nói cũng phải biết nên phản ứng và hành động như thế nào. Đây làm một suy nghĩ không hề chính xác. Ngay cả một bác sĩ tâm lý cũng khó tài nào có thể đọc được suy nghĩ của bạn. Nếu bạn mong muốn điều gì đó từ họ, hãy tự mình học cách đặt ra câu hỏi. Bạn hoàn toàn có thể “nhả” một vài gợi ý trước, nếu họ không thể hiểu được ngay, đừng vội trách móc mà cố gắng bình tĩnh, nói ra suy nghĩ của bạn để họ ghi nhớ cho những lần sau. Việc này sẽ giúp bạn tránh khỏi những cảm xúc bực tức không đáng có.

Thuyết phục đối phương cùng làm việc với bạn

 

Một cách để dừng lại việc cằn nhằn và giao tiếp tốt hơn chính là để đối phương cùng bạn giải quyết những vấn đề. Việc này không nên để một mình bạn là người phải xử lí. Khi bạn đã kết hôn hoặc trong một mối quan hệ nghiêm túc, hai người phải là những nguồn hỗ trợ to lớn nhất mỗi khi cần thiết. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn chỉ tay dạy bảo người ấy phải làm việc này việc kia cho bạn. Thay vào đó, hai người cần ngồi lại cùng nhau và suy nghĩ, đưa ra những giải pháp cho vấn đề còn tồn tại. Hãy cho đối phương cảm thấy họ là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn. Chìa khóa để giải quyết những vấn đề một cách nhanh chóng chính là sự thông cảm, tôn trọng và thẳng thắn.

Để đối phương lắng nghe câu chuyện của bạn

Làm thế nào để khiến một người không hay tập trung lắng nghe, thật sự chú tâm vào câu chuyện của bạn, mà không phải sử dụng những từ ngữ nặng nề? Hãy để cho họ nhìn được vấn đề từ góc độ của bạn. Dẫn dắt câu chuyện của bạn theo một hướng nào đó mà người ấy có thể liên hệ được. Ví dụ, bạn là một người phụ nữ của gia đình, luôn dành thời gian dọn rửa và giữ cho căn nhà thật ngăn nắp, nhưng chồng bạn lại là công nhân xây dựng, luôn về nhà với bộ dạng không được sạch sẽ cho lắm. Bạn luôn cố gắng bảo anh ấy bỏ giầy dép ra trước khi vào nhà, nhưng chưa bao giờ nhận được sự thay đổi. Hãy thử đổi hướng câu chuyện sang việc “Lau nhà là việc của em, xây nhà là việc của anh, khi anh vô ý bước chân lên sàn nhà em đã dành cả ngày để lau dọn, cũng giống như việc em đến công trình của anh với chiếc túi to và làm đổ vỡ mọi thứ”. Hãy để họ hiểu được cảm xúc và suy nghĩ của bạn, đó là cách nhanh nhất để một sự thay đổi có thể diễn ra.

Tự mình làm những việc trong khả năng

Hãy tự hỏi bản thân xem những việc mình chuẩn bị nhờ đối phương có khiến họ cảm thấy “mệt mỏi” hay không, và bạn có thể một mình lo liệu được điều đó không. Người ấy có thể giúp bạn đổ rác một lần, nhưng lần sau họ có nhỡ quên đi mất, thì bạn nên suy nghĩ thật kĩ, liệu một túi rác có đáng để mang ra cằn nhằn và chỉ trích hay không. Hãy học cách đặt câu hỏi thật chính xác, có những lời nói khi bạn biết đặt vấn đề, mọi thứ sẽ diễn ra theo ý bạn muốn.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm