Làng cổ Lộc Yên: Nét đẹp bình yên của vùng đất “Thập ngũ Tiên sa”
Công ty Du lịch Việt lần thứ 6 liên tiếp được tôn vinh tại giải thưởng Du lịch Việt Nam / Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2019 sẽ vinh danh thêm 2 hạng mục
Huyện Tiên Phước, là huyện trung du, bán sơn địa. Nơi đây, là sự tương phản từ khí hậu, đất đai đến con người, Tiên Phước - vùng đất “tiên cảnh phước lộc” như một Việt Nam thu nhỏ.
Làng cổ Lộc Yên nằm tại vùng đất của “nàng” Tiên Cảnh, với vẻ đẹp yên bình, nên thơ
Có đồi núi và ruộng bậc thang như Tây Bắc; có nét làng quê Bắc Bộ; có sông, suối của Nam Trung Bộ; có rừng thông và hồ của Đà Lạt; có vườn trái cây của Nam Bộ. Chỉ thiếu biển đảo nhưng đã có biển trời bất tận. Bao trùm lên tất cả là những nét đặc trưng riêng biệt của vùng đất Quảng Nam.
Tiên Phước còn có tên gọi vùng đất “Thập ngũ Tiên sa”, cái tên này gắn liền với huyền tích về 15 vị công chúa nhà trời đã giáng trần nơi đây.
15 “nàng tiên”, mỗi nàng một chỗ, giờ là 14 xã: Tiên An, Tiên Cẩm, Tiên Cảnh, Tiên Châu, Tiên Hà, Tiên Hiệp, Tiên Lãnh, Tiên Lập, Tiên Lộc, Tiên Mỹ, Tiên Ngọc, Tiên Phong, Tiên Sơn, Tiên Thọ và thị trấn Tiên Kỳ.
Mỗi “nàng tiên” một vùng. Các “tiên” đều mang dáng vẻ xinh đẹp, giỏi giang, mang đến cho mỗi vùng một màu sắc riêng biệt và đặc trưng riêng, làm nên tên tuổi mảnh đất được tiên ban phước: Tiên Phước.
Làng cổ Lộc Yên, thuộc về “nàng” Tiên Cảnh. Làng tọa lạc trong một thung lũng hình tròn khá đẹp, bao bọc xung quanh bởi các dãy núi Rừng Cấm, Đá Bàn, Hố Chò, Rừng Gấm… Dưới các chân núi có các sông suối Đá Giăng, Vực Dài, Đồng Rộc và các con mương “dẫn thủy nhập điền” bao bọc lấy ngôi làng.
Với địa hình như vậy, khí hậu ở làng cổ mát mẻ, cây cối xanh tốt quanh năm. Những năm gần đây, người dân trong làng trồng thêm các loại cây ăn quả trong vườn nhà, khiến phong cảnh vốn đã nên thơ lại càng thêm hữu tình.
Làng cổ Lộc Yên hiện còn 8 ngôi nhà cổ có niên đại từ 100-150 năm, làm bằng gỗ mít, loại cây ăn quả chủ yếu ở vùng quê Tiên Phước, theo kiểu 3 gian 2 chái.
Ngôi nhà cổ lớn nhất, đẹp nhất, có tuổi đời khoảng gần 200 năm là của anh em ông Nguyễn Đình Sưu. Trước năm 1975, Tổng thống Sài Gòn Ngô Đình Diệm từng 2 lần gạ mua nhưng chủ nhân của ngôi nhà này đều từ chối, không bán.
Nét đặc biệt ở làng cổ Lộc Yên là cùng với việc làm nhà bằng gỗ mít kiên cố, người dân còn xây dựng vườn nhà trồng cây đặc sản vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa tạo cảnh quan đẹp cho làng quê như cau, quế, tiêu, chè... Do địa hình có độ dốc lớn, để đất khỏi bị mưa lũ xói trôi, người dân chất bờ đá ngăn giữ.
Những bờ đá cao đến vai người, thẳng tắp, làm cho cảnh quê ở làng cổ Lộc Yên thêm đẹp. Bờ đá vườn, bờ đá ngõ dẫn vào nhà là “công trình nghệ thuật” của mỗi hộ dân nơi đây.
Nhà xây dựng mặt quay ra đồng lúa, lưng tựa vào núi làm hậu chẫm, lối đi men theo sườn đồi, ngõ đá dài uốn lượn nhiều tầng bậc, nhìn xa trông rất đẹp mắt, nhất là khi xuân sang, cỏ đá mọc che phủ đá tạo nên một tấm thảm xanh lấp lánh ánh ngọc.
Hiện tại, làng cổ cũng đang trên đà phát triển, mục tiêu trở thành nơi du lịch sinh thái phục vụ du khách gần xa…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn