Loài cá khổng lồ 4 chân thai nghén 5 năm mới chịu đẻ
Phát hiện hài cốt của nạn nhân bị cá mập tấn công có niên đại 3.000 năm / Loài cá ở Quảng Nam biết bay trên mặt nước
Coelacanth còn được biết đến với cái tên "cá hóa thạch bốn chân". Chúng được cho là tuyệt chủng từ 420 triệu năm trước cùng khủng long.
Tuy nhiên tới năm 1938, một con cá coelacanth bất ngờ mắc vào lưới rê của ngư dân ngoài khơi bờ biển phía tây nam Madagascar. Kể từ đó, ngày càng có nhiều báo cáo về việc coelacanth bị đánh bắt ngoài khơi bờ biển Nam Phi, Tanzania và quần đảo Comoros.

Một con cá coelacanth. (Ảnh: Getty Images)
Coelacanth có kích thước ngang với người thường, di chuyển chậm chạp. Chúng ưa sống về đêm và phát triển rất chậm.
Nghiên cứu mới đây cho thấy những con coelacanth đực đạt tới độ "chín muồi" về tinh dịch ở độ tuổi từ 40 đến 69. Cá cái trưởng thành về mặt giới tính trong khoảng thời gian từ 50-59 tuổi.Cá coelacanth có thể sống tới 100 tuổi.
Điều kỳ lạ nhất với các nhà nghiên cứu là quá trình mang thai của coelacanth kéo dài khoảng 5 năm. Nhà sinh vật học Harold Walker, Viện Hải dương học Scripps, cho biết đây là điều hết sức kỳ lạ đối với loài cá hoặc bất kỳ loài động vật nào.
Dù xuất hiện trở lại vào những năm gần đây nhưng coelacanth vẫn được xếp vào nhóm cực kỳ nguy cấp. Sự sống của chúng đang bị đe dọa khi các ngư dân đẩy mạnh việc sử dụng lưới rê để đánh cá mập lấy vây.
"Các loại lưới rê được sử dụng để đánh bắt cá mập là một cải tiến tương đối mới và nguy hiểm hơn vì chúng lớn và có thể thả xuống vùng nước sâu. Lưới rê hiện là mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của coelacanth", theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học SA.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Đây là cây gỗ quý 4.300 năm tuổi, có giá gần nghìn tỷ
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!