Đời sống

Loại cỏ dại từng bị bỏ quên, nay thành “sâm quý” tiền triệu: Giải độc, giảm ho, chống ung thư

DNVN - Từng bị coi là cỏ dại mọc hoang ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, cây bảy lá – hay còn gọi là “thất diệp nhất chi hoa” – giờ đây được săn lùng như một loại dược liệu quý nhờ hàng loạt công dụng chữa bệnh đáng kinh ngạc.

Người sành ăn chọn 4 phần thịt lợn này: Vừa mềm, vừa thơm, chế biến kiểu gì cũng ngon / Loại ốc ven suối có hương vị lạ, chỉ xuất hiện vào ban đêm, dân thi nhau rọi đèn bắt, giá cả lên đến 100.000 đồng/kg

Từ "vô danh" đến "báu vật"

Không ít người từng lướt qua loại cây này mà không hề hay biết về giá trị của nó. Bảy lá một hoa (tên khoa học: Paris polyphylla) thường mọc ở các khu rừng rậm, vùng núi có độ cao từ 1.800 – 3.200 mét. Ưa bóng râm, ẩm ướt nhưng cũng khá dẻo dai trước khô hạn, cây sinh trưởng lặng lẽ dưới những tán rừng già.

Điểm dễ nhận biết là cây thường có 7 lá xếp vòng tròn, dù đôi khi cũng xuất hiện biến thể 5 hoặc 8 lá. Hoa của nó đặc biệt đến mức từng khiến nhiều người nhầm tưởng không có hoa: cánh hoa nhỏ mảnh như sợi ruy băng, xếp tầng lớp như chong chóng, tạo vẻ ngoài kỳ lạ nhưng đầy cuốn hút.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Dược tính “không phải dạng vừa”

Trong y học cổ truyền Trung Quốc và cả Việt Nam, cây bảy lá từ lâu đã được xếp vào hàng thảo dược quý, nổi bật với khả năng giải độc, tiêu viêm, giảm sưng, giảm đau, thanh nhiệt, giảm ho và hỗ trợ điều trị hen suyễn. Các bài thuốc dân gian sử dụng rễ và thân cây để chữa nhiều bệnh như viêm họng, viêm phế quản, lao hạch, viêm ruột thừa, viêm vú, viêm nang lông và thậm chí là rắn cắn.

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu hiện đại đã xác nhận hiệu quả kháng khuẩn của cây bảy lá. Chiết xuất từ cây cho thấy có khả năng ức chế vi khuẩn thương hàn và kiết lỵ (Shigella flexneri), đồng thời giảm các triệu chứng ho và co thắt phế quản trên chuột thí nghiệm.

Giá trị kinh tế tăng vọt

 

Chính nhờ những giá trị y học đó, bảy lá một hoa đã “lột xác” từ cỏ dại thành “sâm quý”, với giá thị trường dao động từ hàng trăm nghìn đến trên 2 triệu đồng mỗi kg sau chế biến. Tại nhiều địa phương miền núi, người dân bắt đầu thu hái và bán loài cây này như một nguồn thu nhập chính, khiến nhu cầu ngày một tăng.

Lưu ý: Có độc tính, không nên tùy tiện dùng

Mặc dù có nhiều công dụng, nhưng cây bảy lá cũng chứa độc tính nhẹ. Việc sử dụng sai liều lượng có thể gây hại, đặc biệt với phụ nữ mang thai hoặc người có thể trạng yếu. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, cần có hướng dẫn cụ thể từ người có chuyên môn trước khi sử dụng bất kỳ chế phẩm nào từ loại cây này.

Như Ý (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm