Loại cỏ mọc dại khắp bờ ruộng, ‘kẻ thù’ của nhà nông: Nhưng được ví như 'nhân sâm', bán 350.000 đồng/kg
Thớt nhựa dùng lâu vết bẩn đen sì, ngâm trong loại nước này lại sạch bong kin kít còn diệt khuẩn cực tốt / Tranh mã đáo thành công hợp người tuổi gì?
Cỏ gấu hay còn gọi là hương phụ, cỏ cú, sa thảo, hương phụ tử... là 1 loại cây cỏ dại lâu năm mọc tràn lan trên khắp các bờ ruộng, rất dễ sống. Đây là loại cỏ khiến người nông dân không khỏi đau đầu vì cứ nhổ lại mọc, nhổ lại mọc. Tuy nhiên thứ cỏ dường như ‘vứt đi’ này lại có rất nhiều tác dụng dược lý, có thể sử dụng chữa trị nhiều loại bệnh.
Cỏ gấu cao chừng 20-60cm, là nhỏ hẹp, ở giữa lưng có gân nổi lên cứng và bóng, phần dưới lá ôm lấy thân cây. Thân rễ phát triển phình to ra như củ, loại củ này phơi khô có thể làm thuốc chữa bệnh.
Ảnh minh hoạ.
Cỏ gấu là loài cây rất dễ sống, chúng ưa ẩm, mọc dại khắp nơi trên đồng ruộng, ven đường. Do đặc tính dễ sống và phát triển um tùm nên loại cỏ này rất khó tiêu diệt. Chỉ cần sót lại một mẩu thân rễ nhỏ là có thể phát triển thành 1 cây mới.
Từng có nhiều người gây giống cỏ gấu và mang về trồng với mục đích thương mại, trong đó phải kể đến anh Lê Văn Tuân ở xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình sở hữu vườn cỏ gấu 800m2. Năm 2020, anh thu hoạch vụ mùa cỏ gấu đầu tiên, bán được 300.000 – 350.000 đồng/kg thu về 30 triệu đồng.
Trong y học cỏ gấu được gọi là sinh hương phụ, có tác dụng lợi gan, lý khí, khai uất điều kinh, giảm đau; kiện vị. Dùng trong các trường hợp đau tức vùng ngực bụng và khoảng liên sườn, đầy trướng, không tiêu, ợ hơi...
Cỏ gấu có thể được dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên, hoặc thuốc cao, liều dùng cụ thể tùy thuộc vào mục đích sử dụng và phải có hướng dẫn, chỉ dẫn của bác sĩ. Cỏ gấu là một vị thuốc nam lành tính, tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú.
- Video: Những thứ không nên để trong hành lý ký gửi khi đi máy bay. Nguồn: Top List/EVA.
End of content
Không có tin nào tiếp theo