Loại củ rẻ tiền nhưng có thể giúp bạn chữa bệnh cực hiệu quả
Lợi ích sức khỏe khi bạn ăn chuối xanh mỗi ngày? / Đi làm về bị dính mưa, tôi chạy vội vào nhà tắm để thay quần áo thì thấy cảnh tượng giật mình chỉ muốn ly hôn tắp lự
Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu thức ăn, chữa đau bụng do lạnh, phong thấp, sốt rét, hắc lào, lang ben…
Cây riềng là loại cây nhỏ, thân rễ mọc bò ngang, dài. Cụm hoa mặt trong màu trắng, mép hơi mỏng, kèm hai lá bắc hình mo, một màu xanh, một màu trắng. Lá không cuống, có bẹ, hình mác dài. Củ riềng có tên là phong khương, cao lương khương, tiểu lương khương, có khá (Thái), kìm sung (Dao). Ở nước ta, cây riềng mọc hoang và được trồng ở khắp nơi, không chỉ được dùng làm gia vị mà còn được sử dụng làm thuốc. Bộ phận làm thuốc rễ (củ) phơi khô. Cách chế biến: đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2 - 3cm, phơi khô. Riềng được dùng cả trong y học hiện đại và y học cổ truyền. Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần hóa học của riềng có khoảng 1% tinh dầu, có mùi thơm long não, chủ yếu có xineola và metylxinnamat. Ngoài ra, còn có chất dầu vị cay gọi là galangola được dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi...
Ảnh minh họa. |
Chữa tiêu chảy
Do riềng có tính ôn ấm bao tử, kích thích tiêu hóa giúp cho chuyển hóa trong đường tiêu hóa tốt hơn. Những người có triệu chứng tiêu hóa kém, ăn xong có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy có thể dùng củ riềng tán bột uống trước bữa ăn mỗi lần 5g.
Nếu chữa tiêu chảy thì cho thêm búp ổi, nụ sim tán bột, uống với nước sau bữa ăn sẽ hiệu quả hơn.
Chữa khó tiêu
Người bị tỳ vị hư hàn hay có triệu chứng bụng sôi, khó tiêu, bụng đau râm ran, đại tiện phân lỏng do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn sống, lạnh, cay, uống rượu, hút thuốc… có thể dùng 1 củ riềng nhỏ khoảng 12g thêm lá lốt, lá ổi, gừng tươi, sắc uống ngày 2-3 lần, uống thuốc khi thấy hết triệu chứng thì dừng.
Chữa đau dạ dày do hư hàn
Củ riềng, hương phụ mỗi vị 8g, bách hợp, đan sâm mỗi vị 30g, ô dược 10g, đinh hương 7g, sa nhân 4g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày.
Chữa hắc lào
Củ riềng già 100g, giã nhỏ, ngâm với 200ml rượu hoặc cồn 70 độ. Chiết ra dùng dần, khi dùng, bôi dung dịch cồn nói trên vào chỗ tổn thương, ngày bôi 2 - 3 lần.
Dùng củ riềng chữa bệnh ho, viêm họng, tiêu hóa kém
Củ riềng thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn