1. Làm lành vết thương
Lá trầu không là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời. Nó làm giảm khả năng oxy hóa và do đó làm lành vết thương nhanh hơn. Nó cũng làm tăng khả năng liền vết mổ. Dùng nước ép lá trầu bôi lên vết thương, rửa vết thương hoặc quấn lá trầu không xung quanh vết thương đó, bạn sẽ thấy vết thương lành trong vòng 1-2 ngày.
2. Chữa đau khớp
Có nhiều chất polyphenol trong lá trầu, đặc biệt là chất chavicol, là một loại chất chống viêm tốt. Loại nước lá trầu này sẽ giúp giảm viêm khớp và các vấn đề liên quan tới khớp xương.
3. Trị tiêu chảy
Lá trầu không có đầy đủ các đặc tính tốt bảo vệ dạ dày, điều hòa hệ tiêu hóa. Ăn lá trầu không để tận dụng tác dụng này. Nó cũng khiến cho cơ thể bạn hấp thu tốt hơn các khoáng chất và dinh dưỡng. Nước lá trầu giúp điều trị chứng khó tiêu.
4. Chống hôi miệng
Lá trầu có tác dụng kháng khuẩn tiềm tàng, giúp tăng cường sức khỏe răng miệng. Các nghiên cứu chứng minh rằng, nhai lá trầu làm tăng khả năng tiết nước bọt. Nước bọt này làm giảm sự phát triển của vi khuẩn đường miệng bằng cách khôi phục lại mức độ pH.
5. Giúp giảm cân
Lá trầu làm tăng cường sự trao đổi chất, tăng bài tiết hệ tiêu hóa và loại bỏ lượng nước dưa thừa, chất độc trong cơ thể. Thành phần chất xơ giàu trong lá trầu giúp giảm táo bón và có thể giảm được lượng mỡ của cơ thể. Tất cả điều này giúp bạn giảm cân.
6. Trị đau họng
Tính chất kháng khuẩn và chống viêm của lá trầu là nguồn dược liệu giúp bạn có thể điều trị vấn đề liên quan tới cảm lạnh và đau họng.
7. Trị rối loạn cương dương ở nam giới
Ở Ấn Độ, lá trầu không được coi là phương thuốc điều trị chứng 'rối loạn cương dương' ở nam giới vì nó làm giãn mạch máu và cũng có tác dụng chống trầm cảm. Nhai một hoặc hai lá trầu trong bữa ăn có thể điều trị được bệnh này.
Vì những tác dụng trên, hãy nhớ tận dụng lá trầu không như một phương thuốc quý trong gia đình bạn.