Đời sống

Loại quả bị nhiều người chê khó ăn hóa ra là 'sâm xanh' giá rẻ, khắc tinh của viêm loét dạ dày, bảo vệ gan cực tốt

Không chỉ chế biến thành nhiều món ăn ngon, loại quả phổ biến ở Việt Nam này còn được ví là “sâm xanh” vì có nhiều tác dụng với sức khỏe, nhất là bảo vệ gan và hệ tiêu hóa.

Nghề trồng loại quả độc nhất vô nhị chỉ có ở Việt Nam, từng đắt gấp đôi quả thông thường, nay lại rớt giá bất ngờ / Loại quả rất nổi tiếng ở Thái Lan, lá dùng làm gia vị quả là kho bổ sung Vitamin C, giá 100.000 đồng/kg

Đậu bắp không đơn thuần chỉ là loại quả dùng làm rau ăn hàng ngày, mà đây còn là vị thuốc quý, giúp hỗ trợ và điều trị được nhiều bệnh. Thế nhưng, trong thực tế mọi người thường ít sử dụng loại quả này vì bề ngoài có nhiều lông tơ, bên trong lại có chất nhầy rất “ghê tay” khi chế biến.

BSCK II Huỳnh Tấn Vũ (Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cơ sở 3) cho biếtđậu bắp có nhiều dinh dưỡng và cả dược tính tốt cho sức khỏe, chính chất nhầy của quả đậu bắp lại có nhiều giá trị về mặt dược lý, chỉ tiếc rằng ít người sử dụng loại quả này trong đời sống ẩm thực hàng ngày.

Trong đông y, đậu bắp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, trị các chứng tiêu khát. Loại quả này còn được ví là “sâm xanh”, vì nó có rất nhiều vitamin, khoáng chất, cũng như công dụng với sức khỏe.

Loại quả bị nhiều người chê khó ăn hóa ra là "sâm xanh" giá rẻ, khắc tinh của viêm loét dạ dày, bảo vệ gan cực tốt - 1

Chất nhầy trong đậu bắp chính là vị thuốc cực tốt với dạ dày, nhất là người bị viêm loét. (Ảnh minh họa)

Theo đó, đậu bắp chứa nhiều các loại vitamin như A, B1, B2, B3, B9, C, E, K… các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, kali, magie. Đáng chú ý, quả đậu bắp chứa nhiều chất dịch nhầy, hydrat carbon, protein, flavonoid,… Đặc biệt, khi sử dụng quả đậu bắp, mọi người nêndùng cả phần hạt non ở phía trong, chính hạt của loại quả này chứa rất nhiều flavonoid. Đây là chất rất tốt cho sức khỏe nếu được bổ sung và sử dụng thường xuyên.

Theo đó, flavonoid giúp hấp thu vitamin C - chất dinh dưỡng quan trọng chịu trách nhiệm cho việc tăng trưởng và tái tạo mô. Chúng cũng rất cần thiết cho việc duy trì xương, răng và sản xuất collagen, protein thườngđược dùng để tạo ra các mạch máu và các mô cơ. Nếu không có sự trợ giúp của flavonoid, quá trình nêu trên sẽ không thể xảy ra.

Không những vậy, flavonoid là chất chống oxy hoá mạnh mẽ. Nó cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa và đảo ngược mất cân bằng oxy hóa (hay còn gọi là stress oxyhoá). Đó là lý dotại sao flavonoid lại giúp ngăn ngừa và chữa bệnh ung thư.

Ngoài ra, quả đậu bắp non khi nấu ăn sẽ tiết ra chất dịch nhầy và có vị hơi chua mát, chất này rất tốt cho những người bị viêm đường tiểu tiện, tiểu tiện khó khăn. "Đậu bắp được dùng để điều trị bệnh lỵ, tiêu chảy trong viêm đường ruột cấp tính và kích thích dạ dày, ruột. Quả đậu bắp chứa nhiều chất xơ và chất nhầy có tác dụng nhuận tràng nhẹ, giúp trợ tiêu hoá. Ngoài ra, chất nhầy còn được sử dụng để điều trị loét dạ dày và tá tràng", bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ chia sẻ.

Loại quả bị nhiều người chê khó ăn hóa ra là "sâm xanh" giá rẻ, khắc tinh của viêm loét dạ dày, bảo vệ gan cực tốt - 2

Qủa đậu bắp nên hấp hoặc luộc để giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất.

 

Theo một số nghiên cứu gần đây, hợp chất glycosyl hóa của vỏ đậu bắp làm ức chế sự thâm nhập và bám dính của vi khuẩn Helicobacter pylori vào lớp niêm mạc dạ dày, giúp cải thiện tình trạng loét của bệnh nhân.

Ngoài giúp điều trị viêm, loét dạ dày, tá tràng, quả đậu bắp còn có tác dụng bảo vệ ganvì các chất procyanidin B2, procyanidin B1 và rutin có hoạt tính chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào gan.

Đậu bắp còn là món ăn giảm huyết áp, tốt xương khớp, nhờ chất nhầy và các thành phần khoáng chất phong phú trong quả, giúp ngăn ngừa, phòng chống bệnh loãng xương.

Dù có nhiều tác dụng nhưng khi ăn đậu bắp, mọi người cũng cần lưu ýkhông dùng quá nhiềudễ dẫn đến nguy cơ tụt đường huyết. Đối với bệnh nhân đái tháo đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Người bị lạnh bụng, tiêu chảy không nên dùng đậu bắp. Qúa trình chế biến nên dùng đậu bắp luộc hơn là chiên, xào vì như vậy sẽ làm hao hụt chất dinh dưỡng quý giá có trong loại quả này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm