Loại quả ‘thải độc máu, quét độc tố’ nhưng có 2 nhóm người không nên ăn
Những rủi ro khi sử dụng giấm táo mà bạn không nên bỏ qua / Thời điểm bạn tuyệt đối không nên uống nước dừa
Những tác dụng của quả nho đối với sức khỏe
Tốt cho tim mạch
Người ta tìm thấy các chất resveratrol trong cấu trúc vỏ mỏng của quả nho, có cấu trúc hóa học tương đồng với hormone estrogen ở người. Nó có tác dụng bảo vệ thành mạch máu trong cơ thể và làm giảm cholesterol. Nhờ vậy mà uống rượu vang đỏ có tác dụng tốt cho tim mạch.
Chất proantho-cyanidin trong cao làm từ hạt nho là chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nhiều bệnh nan y, chống xơ vữa động mạch và quá trình lão hóa sớm.
Bảo vệ cơ thể
Trong quả nho có polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, chống lại sự hình thành các gốc tự do, bảo vệ các tế bào và các nguyên sinh chất trong cơ thể.
Nhờ vậy mà ăn nho giúp con người trẻ lâu, tăng sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của các loại virus và làm giảm nếp nhăn. Bên cạnh đó, đường gluco và fructose dễ hấp thụ trong quả nho cùng các vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tác dụng thải độc trong cơ thể
Nho có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Loại quả này có ích cho quá trình tái tạo máu đồng thời giúp gan quét đi lượng độc tố có hại trong cơ thể. Ngoài ra, nho có lượng nước, kali cao (có tác dụng lợi tiểu), giàu chất xơ (thúc đẩy quá trình tiêu hóa) làm tăng khả năng thải độc của loại quả giàu dinh dưỡng này.
Các bài thuốc điều trị bệnh có dùng cây nho
Chữa đau lưng, mỏi gối, thũng đầy, nôn ọe, buồn nôn hay thai động trồi lên:Sắc lá, dây, rễ của cây nho khoảng 20-40g, uống hàng ngày.
Chữa động thai hay nôn nghén:Ăn hay sắc uống hằng ngày khoảng 40g quả nho.
Tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu:Nho tươi, ngó sen, sinh địa hoàng lượng vừa đủ, phối hợp với 150g mật ong. Trước hết lấy 3 vị thuốc giã nát từng thứ, vắt lấy nước lấy đủ 1 lít, pha mật ong vào trộn đều, sắc nhừ, mỗi lần 100ml, mỗi ngày dùng 3 lần trước bữa ăn nửa giờ.
Nhóm người không nên ăn nho
Mặc dù quả nho mang đến những lợi ích sức khỏe nhất định nhưng không phải ai cũng ăn được.
Người đang điều trị bệnh tăng huyết áp
Nho làm chậm chuyển hóa thuốc do ức chế canxi. Ở bệnh nhân đang điều trị bệnh tăng huyết áp nên kiêng hoặc ăn ít nho, uống ít nước nho để tránh gây tăng hiệu lực của một số thuốc như Diltiazem, Verapamil. Kali trong nhỏ cũng tương tác với các thuốc ức chế men chuyển (Benzapril, captopril) để chữa tăng huyết áp cho nên khi dùng thuốc đó tránh ăn hoặc ăn rất ít nho.
Người bị viêm loét dạ dày
Trong nửa cốc nước ép nho (125ml) có chứa tới 23-66mg vitamin C sẽ không tốt cho những người mắc bệnh viêm loét dạ dày. Vì vậy những người mắc bệnh này nên hạn chế hoặc không nên ăn nho.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết