Loại rau được coi là thuốc quý tại Nhật, Việt Nam bán rẻ bèo, nhưng không phải ai cũng dùng được
Những 'đại kỵ' khi ăn dứa, cần biết để tránh ngộ độc, thậm chí tử vong / Những người này không nên ăn ớt vì cực độc, có thể mất mạng
Ảnh minh họa
Tác dụng của tía tô với sức khỏe
Tác dụng chống dị ứng
Chiết xuất từ trà lá tía tô và etanol có các hợp chất làm giảm các phản ứng dị ứng. Theo đó, lá tía tô chứa glycoprotein có thể ức chế hoạt động của hyaluronidase và sự phân hủy tế bào mast. Đồng thời, chiết xuất ethanol của lá tía tô cũng có khả năng làm giảm viêm đường thở và tăng tiết liên quan đến bệnh hen suyễn.
Tác dụng hỗ trợ thần kinh
Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ chung cho tình trạng mất trí nhớ, ngôn ngữ, khả năng giải quyết vấn đề và các khả năng nhận thức khác gây cản trở cuộc sống hàng ngày. Trong đó, bệnh mất trí nhớ nổi bật nhất là bệnh Alzheimer, được đặc trưng bởi sự hình thành các mảng beta-amyloid trong mô não. Axit béo Omega-3 có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm đáng kể và là nguồn năng lượng cho não bộ, tăng cường chức năng nhận thức có thể được cung cấp từ chiết xuất lá tía tô và hạt của loài thực vật này.
Chốngung thư
Lá tía tô có chứa một lượng lớn luteolin. Thành phần này có bản chất tương tự như một chất chống oxy hóa flavonoid. Ngoài ra, các hợp chất triterpene và axit rosmarinic cũng có nhiều trong tía tô. Những chất này đã được nghiên cứu là có bằng chứng chống lại các tế bào ung thư tiềm ẩn trong cơ thể.
Hơn nữa, việc bôi chiết xuất lá tía tô tại chỗ còn có thể giúp ức chế ung thư da.
Hỗ trợ trong điều trị COVID-19
Trong một nghiên cứu gần đây cho thấy, lá tía tô có hoạt tính kháng virut tiềm năng chống lại SARS-CoV-2 - virut gây ra dịch COVID-19. Kết quả từ trong thí nghiệm chứng minh khả năng của dịch chiết từ lá tía tô trong việc ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2 theo nhiều cách khác nhau, giúp hỗ trợ trong việc điều trị COVID-19.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Khi bạn gặp phải các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa, như đau thượng vị, khó chịu ở ổ bụng, đầy hơi và chậm tiêu thì bạn có thể sử dụng các chiết xuất từ lá tía tô sẽ giúp cải thiện các triệu chứng này đáng kể. Không chỉ vậy, những người bị hội chứng ruột kích thích và bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể thấy giảm bớt khi tiêu thụ chiết xuất lá tía tô hàng ngày.
Tốt cho tim mạch
Tình trạng rối loạn lipid máu là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch. Trong khi đó, một chế độ ăn uống có nhiều axit béo không bão hòa, đặc biệt là axit béo omega-3, có liên quan chặt chẽ đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai. Chính vì vậy, việc sử dụng lá tía tô hàng ngày sẽ giúp bạn có một hệ tim mạch khỏe mạnh.
Những điều đại kỵ khi dùng lá tía tô
Không dùng lá tía tô khi bị đi ngoài
Vì tía tô có công dụng tốt cho hệ tiêu hóa, vì thế nếu cơ thể đang bị đi ngoài thì không nên dùng lá này, bởi nó sẽ khiến tình trạng tiêu chảy ngày càng nặng hơn.
Không dùng lá tía tô kéo dài
Tía tô có thể vừa dùng làm thức ăn vừa dùng làm thuốc. Thế nhưng theo khuyến cáo từ các chuyên gia, nếu dùng vị thuốc này lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, choáng váng, thở nông, táo bón, tiểu tiện đỏ…
Ngoài ra, không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng.
Không dùng lá tía tô khi ra nắng
Với những chị em khi sử dụng tía tô để làm đẹp hoặc sử dụng tinh dầu tía tô trên da, hãy cẩn trọng khi ra nắng. Vì thế, sau ít nhất 1 tiếng sử dụng mới có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt là không được để ánh nắng chiếu trực tiếp vì sẽ làm da bạn sạm đi nhanh chóng.
Phụ nữ có thai không nên dùng
Phụ nữ có thai không nên dùng tía tô với số lượng lớn liên tục vì có thể làm tăng huyết áp của mẹ bầu. Lá tía tô tuy không gây hại nhưng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Không dùng lá tía tô khi bị dị ứng
Lá tía tô có thể gây ra tình trạng dị ứng cho một số người, đặc biệt là với tinh dầu tía tô. Vì vậy, bạn nên thoa 1 lượng nhỏ trên da tay để xem phản ứng da ra sao trước khi sử dụng tinh dầu hoặc uống nước lá tía tô.
Không lạm dụng quá nhiều lá tía tô
Việc sử dụng nhiều tía tô dưới bất kì hình thức nào cũng đều gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: làm tăng huyết áp, tăng việc đổ mồ hôi, đầy hơi, chướng bụng… Đặc biệt là với những người đang có vấn đề về sức khỏe thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài