Đời sống

Loạt tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của nước lá vối

Từ lâu, nước lá vối hay nụ vối đã được biết đến như một loại nước giải khát, giúp cơ thể cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa nó còn có tác dụng phòng và chữa trị hiệu quả nhiều loại bệnh như bệnh ngoài da, hỗ trợ hệ tiêu hóa, đào thải độc tố.

Vô vàn tác dụng của chanh leo, mùa hè đừng bỏ qua những ly nước tuyệt vời từ loại quả này / 5 điều nàng dâu thường làm để lấy lòng mẹ chồng nhưng lại phản tác dụng, càng khiến bạn mất điểm nhiều hơn

Lá vối là cây gì?
Cây vối còn gọi là cây trâm nắp, có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus. Đây là loại cây thân mộc thuộc họ Sim (Myrtaceae), mọc nhiều ở các nước nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây vối phổ biến với hai loại vối nếp và vối tẻ, được trồng hay mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền Bắc.
Đặc điểm của cây vối thường cao khoảng 5-6cm, đường kính có thể lên đến 50cm, cuống lá dài từ 1-1,5cm. Lá vối có hình trái xoan ngược hay bầu dục, phiến lá dai và cứng, khi già xuất hiện chấm đen ở mặt dưới.
Cây vối phổ biến với hai loại vối nếp và vối tẻ, được trồng hay mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền Bắc. Ảnh minh họa: Internet

Cây vối phổ biến với hai loại vối nếp và vối tẻ, được trồng hay mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền Bắc. Ảnh minh họa: Internet

Từ tháng 5 đến tháng 7, cây vối ra hoa với màu lục nhạt hay trắng, không có cuống. Đến tầm tháng 8-9 thì ra quả giống hình trứng, lúc chín quả chuyển sang màu tím đậm. Vào cuối mùa xuân là thời điểm lý tưởng để cây vối đâm chồi, nảy lộc. Lá vối, nụ vối và cành non đều có mùi thơm dễ chịu đặc trưng.
Nước lá vối, nụ vối hay còn gọi là trà vối là một loại nước uống giải khát hàng ngày rất được ưa chuộng ở các nông thôn và cả thành thị vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nước lá vối được nấu bằng lá, nụ vối tươi hoặc đã được ủ chín rồi phơi khô.

Nước lá vối có tác dụng gì?
Theo đông y, vối có vị đắng, hơi cay, tính mát. Đặc biệt, trong thành phần hóa học của lá vối, nụ vối có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, tannin, tinh dầu,.... Vì vậy, ngoài tác dụng giải khát, nước lá vối còn rất tốt cho sức khỏe, có công dụng ngăn ngừa và chữa nhiều bệnh. Cùng tìm hiểu uống nước lá vối trị bệnh gì và những công dụng, lợi ích tuyệt vời của nước lá vối dưới đây:
Nước lá vối hỗ trợ hệ tiêu hóa
Các thành phần hóa học chứa trong nước lá vối giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Đặc biệt chất tannin có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột còn tinh dầu giúp tăng sức đề kháng của cơ thể trước những vi khuẩn có hại.
Nụ lá vối giúp chống oxy hóa
Nụ vối có chứa các chất chống oxy hóa mạnh, làm giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương các tế bào bê-ta tuyến tụy cũng như hồi phục men chống oxy hóa trong cơ thể.

Loat tac dung tuyet voi doi voi suc khoe cua nuoc la voi-Hinh-2
Ngoài tác dụng giải khát, nước lá vối còn rất tốt cho sức khỏe, có công dụng ngăn ngừa và chữa nhiều bệnh. Ảnh minh họa: Internet
Nước lá vối giúp đào thải độc tố
Uống nước lá vối khô hay tươi vừa cung cấp nước, giải nhiệt vừa đánh bay mệt mỏi, khó chịu. Hơn nữa, nước lá vối còn cung cấp vitamin và một số muối khoáng cần thiết giúp cơ thể đào thải các độc tố có hại qua đường tiết niệu.
Nước lá vối trị bệnh ngoài da
Trong nước lá vối có chứa một số chất kháng sinh có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn bạch cầu, phế cầu, Salmonella, Streptococcus,... Do đó dùng nước lá vối để trị bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt, chốc lở,... được rất nhiều người áp dụng.
Nước lá vối trị gout
Nước lá vối còn có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ chữa bệnh gout. Bằng cách sắc nước lá vối hay nụ vối để uống để trung hòa axit và đào thải lượng axit uric ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên bạn cần phải kết hợp với chế độ ăn uống cũng như phương pháp điều trị y tế để đạt kết quả tốt nhất.
Nước lá vối lợi sữa
Nước lá vối có tốt cho bà bầu là câu hỏi được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Theo kinh nghiệm của dân gian, nước lá vối rất tốt cho sức khỏe và phòng trị nhiều bệnh cho bà bầu và phụ nữ sau sinh. Không chỉ giúp bé da dẻ hồng hào, trắng trẻo sau sinh, uống nước lá vối còn giúp phụ nữ sau sinh kích thích tuyến sữa dồi dào, giải nhiệt, thanh lọc gan,...
Nụ vối chữa tiểu đường
Kết quả nghiên cứu của Viện dinh dưỡng quốc gia và Đại học Phụ nữ Nhật Bản đã chỉ ra: trong nụ vối có chứa polyphenol và các hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase có khả năng hạn chế và ổn định đường huyết, giảm lipid trong máu. Vì vậy, uống nụ vối thường xuyên và hợp lý sẽ giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Nước lá vối giảm cân
Nước lá vối, nụ vối còn được biết đến với tác dụng giảm cân. Bằng cách hãm một ít lá vối, nụ vối trong khoảng 1 giờ với 1 lít nước để uống. Hoặc đun sôi nước rồi cho lá vối hay nụ vối vào, thêm một ít hoa hòe rồi đun sôi trở lại sau đó uống ấm. Lưu ý kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện thể thao để phát huy hiệu quả.
Nước lá vối giảm mỡ máu
Chất đắng trong lá và nụ vối có tác dụng tiêu hóa các thức ăn nhiều dầu mỡ, giảm cholesterol. Bạn có thể hãm lấy nước hay nấu thành nước đặc để uống hàng ngày như uống trà.
Dùng nước lá vối rửa mặt
Lá vối có chứa chất kháng sinh tiêu diệt nhiều vi khuẩn nên khi chúng ta rửa mặt bằng nước lá vối sẽ giúp sát khuẩn và trị mụn hiệu quả. Chỉ cần sắc nước lá vối đặc, rửa mặt sạch sẽ rồi thoa lên vùng da bị mụn. Sau vài ngày sử dụng, mụn sẽ giảm đáng kể.
Uống nước lá vối tươi có tốt không?
Để sử dụng lá vối người ta thường ủ trước khi uống. Vì vậy nhiều người nghĩ rằng việc uống lá vối tươi là không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên hiện chưa có kết quả nghiên cứu nào chỉ ra nước lá vối tươi có độc cả.
Nước lá vối tươi hay nước lá vối đã ủ rồi phơi khô đều rất lành tính và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, lá vối đã được ủ và phơi khô sẽ thơm ngon hơn và các chất có trong lá vối sẽ được hấp thụ tốt hơn.
Những lưu ý khi sử dụng nước lá vối tươi
Nước lá vối, nụ vối tốt cho sức khỏe và có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Nhưng bạn không nên quá lạm dụng và cần sử dụng đúng cách:
Không uống nước lá vối khi đang đói
Uống nước lá vối khi cơ thể đang bị đói sẽ khiến nhu động ruột hoạt động mạnh, gây mệt mỏi, chóng mặt.
Hạn chế uống nước lá vối tươi
Lá vối tươi có tính kháng khuẩn cao. Uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu và tiêu diệt các vi khuẩn có lợi cho cơ thể.
Uống nước lá vối nhiều ảnh hưởng đến hệ bài tiết
Chỉ nên uống 1 ly hay 1 ấm nước lá vối mỗi ngày, không nên thay thế hoàn toàn cho nước lọc. Hơn nữa uống nước lá vối sau khi ăn có thể gây cản trở hấp thu dưỡng chất vì vậy bạn nên pha loãng để uống.
Tìm hiểu cách ủ lá vối
Quá trình ủ lá vối tươi sẽ khiến chất ngái do nhựa và chất diệp lục bị phá hủy, làm nước vối thơm ngon hơn. Thông thường, người ta thu hoạch lá vối, nụ vối, rửa sạch rồi cho vào thúng, bồ,... phủ rơm cho đến khi chuyển màu đen sau đó rửa sạch phơi khô.
Dùng chum hay vại để ủ lá vối. Cách này sẽ giữ được nhiệt và độ ẩm ổn định trong suốt quá trình ủ. Đầu tiên, bạn lót lá chuối khô hay rơm dưới đáy chum, cho lá vôi vào, loại bỏ các lá già, lá hư. Sau đó phủ kín bằng rơm hay lá chuối khô. Úp chum hay vại xuống mặt đất, để nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc.
Sau một thời gian thì lấy ra phơi thật khô và để dành dùng dần. Quá trình ủ lá vối tốt là sau khi ủ, lá ngả sang màu vàng chuyển đen đều nhau. Nếu ủ đúng cách lá vối, nụ vối sẽ ngon và có vị thơm hơn.
Như vậy bạn đã biết được những tác dụng tuyệt vời của nước lá vối trong việc phòng chống và điều trị bệnh cũng như cách ủ lá vối thể nào mới ngon. Điều quan trọng là bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện khoa học cũng như nắm được các lưu ý khi sử dụng lá vối để tránh phát sinh các tác dụng ngoài ý muốn.
Theo Kim Phượng/Phụ nữ Sức khỏe
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm