Lời tự thuật của một người đàn ông đã kết hôn: Trong cuộc hôn nhân 5 năm, tôi đã dần dần hết yêu vợ mình như thế nào…
Giặt mớ đồ chồng đi công tác về thay, tôi đau đớn phát hiện vật lạ, đến khi nghe chồng giải thích liền hộc tốc về ngoại để rồi phải hối hận / Cô gái phát hiện bị 'cắm sừng' dù gã bạn trai dùng chiêu ngụy trang siêu tinh vi
Rõ ràng cả hai người đều yêu thương nhau nhưng lại dần chán ghét nhau trong hôn nhân? Rốt cuộc là thứ gì đã đánh bại tình yêu và thứ gì có thể duy trì hôn nhân? Hãy cùng xem lời tự thuật của 2 người đàn ông đã có gia đình bên dưới.
(Ảnh minh họa)
Tình cảm 10 năm bị thua bởi cuộc hôn nhân 5 năm
"Tôi vừa ly hôn, có chút buồn, nhưng hơn cả là cảm thấy được giải thoát. Chúng tôi yêu nhau 10 năm trời, cuối cùng vẫn bị hiện thực đánh bại. Không có ngoại tình, tôi chỉ là không còn yêu cô ấy nữa.
Tôi và cô ấy là bạn học cấp ba, cô ấy là nữ thần trong lòng tôi, tôi theo đuổi rất lâu mới thành công. Phải nói rõ một điều là tôi không phải vì chinh phục được rồi nên không còn trân trọng cô ấy, mà ngược lại, tôi luôn nâng niu, trân trọng cô ấy như bảo bối. Hồi đầu khi định kết hôn, bố mẹ tôi không đồng ý, vì cô ấy là con một, bình thường được chiều chuộng quen rồi nên không biết cách chăm sóc người khác. Là vì tôi nhiều lần thuyết phục họ rằng “con không cần người khác chăm sóc, ngoài cô ấy ra, con không lấy ai cả”. Bố mẹ tôi mới miễn cưỡng đồng ý.
(Ảnh minh họa)
Tôi vẫn luôn rất chiều chuộng cô ấy, cho dù là trước khi cưới hay là sau khi cưới. Cô ấy muốn mua túi xách, mỹ phẩm, đi ăn ở tiệm nổi tiếng, tôi đều chưa bao giờ nói “không”. Cho dù cô ấy sinh con xong, không muốn đi làm, tôi cũng thuận theo ý cô ấy.
Thế nhưng, con cũng sắp lên mẫu giáo rồi, mọi chi tiêu trong nhà ngày càng tăng lên. Vì dịch bệnh Covid, thu nhập của tôi cũng bị thu hẹp, áp lực thực sự rất lớn. Tôi khuyên cô ấy tìm một công việc để làm, nhưng cô ấy lại nổi nóng với tôi, nói rằng trước kia tôi hứa là sẽ chăm sóc cô ấy cả đời, bây giờ lại hối hận, trở mặt. Quan trọng là cô ấy ở nhà cũng chẳng làm gì, con cái đều là bố mẹ tôi chăm, bát thì tôi rửa. Mỗi ngày, ngoài việc gọi đồ ăn ship bên ngoài về thì cũng chỉ toàn lượn shop online mua sắm, không thì lại đi spa. Điều khiến tôi chạnh lòng nhất chính là hồi lễ tình nhân tôi không mua quà cho cô ấy, cô ấy đã làm ầm lên cả một buổi tối. Mỗi ngày tôi đều làm việc cực nhọc, về đến nhà cũng không được yên thân, thực sự quá mệt mỏi, cuộc sống như vậy, tôi không muốn tiếp diễn…”
(Ảnh minh họa)
Câu chuyện ở trên cho bạn thấy điều gì? Chúng ta thường nói, pha lê dễ vỡ, tình cảm dễ tan. Có quá nhiều cuộc hôn nhân nói với chúng ta rằng, tình yêu là thứ không đáng tin nhất. Cuộc hôn nhân được tạo nên bởi tình yêu, cũng sẽ vì tình cảm rạn nứt mà tan vỡ. Tuy rằng tình cảm trước kia là thật, mọi lời hứa trước kia cũng là thật, nhưng dưới sự bào mòn của thời gian, anh ấy đã có những yêu cầu mới đối với hôn nhân, cũng có những kỳ vọng mới đối với bạn đời của mình. Còn bạn, lại vẫn luôn đứng dậm chân tại chỗ, không hề trưởng thành, cũng chẳng hề thay đổi.
Hôn nhân là hiện thực, anh ấy có thể chiều chuộng bạn cả đời, cũng có thể thu hồi lại lòng tốt đối với bạn. Trong phim điện ảnh, câu “anh nuôi em” là lời thề thốt lãng mạn nhất nhưng trong cuộc sống hiện thực, “anh nuôi em” lại là câu nói ác độc nhất. Khi bạn lựa chọn dựa dẫm vào người khác, từ bỏ việc khiến bản thân trưởng thành, vậy thì bạn phải chuẩn bị sẵn sàng tâm lý sẽ bị bỏ rơi, đào thải bất cứ lúc nào.
Nhà là tôi mua, sinh hoạt phí là tôi bỏ ra
Trước đây từng xem một đoạn phim ngắn: Khi mới cưới, hai vợ chồng chung sống với nhau ân ái mặn nồng. Sau này, người vợ mang thai và sinh được con gái, người chồng nghĩ rằng lương của cô bình thường, không cao nên bảo cô thôi việc ở nhà chăm con, nói rằng mỗi tháng sẽ cho cô tiền sinh hoạt phí. Người vợ nghĩ một lúc, thấy chồng nói có lý nên đã đồng ý luôn.
(Ảnh minh họa)
Sau này, người chồng cảm thấy thu nhập của mình không có tăng gì, còn tiền mà người vợ đòi hàng tháng lại ngày càng nhiều nên đã bảo cô tiêu ít đi. Người vợ uất ức nói: “Em có tiêu hoang phí đâu, đều là mua đồ cho con, có nỡ mua gì cho bản thân đâu”. Người chồng nghe vậy nổi giận, gào lên với cô: “Cô ngày ngày ở nhà rảnh rỗi cũng chẳng kiếm tiền, người khác đều có thể vừa đi làm vừa trông con, sao cô lại không thể?”.
Người vợ chẳng nói gì, chỉ là cũng đi tìm việc thật, tìm được một công việc làm thêm khá tự do về thời gian. Sau khi đưa con đi học thì cô cũng phải vội vàng đi làm, tuy rằng cũng có chút thu nhập, nhưng lại có thiếu sót trong việc chăm sóc con cái. Một hôm, con gái bị kẹp tay vào cửa, đau mà khóc lóc ầm ĩ. Vừa lúc đó, người chồng đi làm về thấy vậy liền mắng vợ một trận: “Có con gái thôi mà cũng không chăm nổi, cô được cái tích sự gì chứ? Nhà là tôi mua, sinh hoạt phí tôi bỏ ra, cô cút khỏi cái nhà này cho tôi…”.
Nhà báo Dương Lan từng nói: "Phụ nữ là con gái, chị gái, em gái, vợ, mẹ. Nhưng đầu tiên, họ còn là chính họ". Không có bản thân độc lập thì chẳng ai cho họ tự do được. Không có bản thân hoàn thiện thì chẳng ai có thể khiến họ hoàn thiện. Trên con đường tìm kiếm hạnh phúc, cách đúng đắn nhất chính là tìm thấy chính mình.
(Ảnh minh họa)
Đối với mỗi người trong hôn nhân mà nói, cho dù bạn là vợ, hay là mẹ, đầu tiên bạn phải là chính bản thân bạn trước đã. Lấy bản thân làm trung tâm của cuộc sống, trở thành chỗ dựa của chính mình, chứ không phải là dựa theo yêu cầu của người khác, sống thành con người mà người khác mong muốn.
Thử nghĩ xem, một người phụ nữ, vì ủng hộ sự nghiệp của bạn đời mà lựa chọn trở về nhà, hy sinh tất cả vì con cái, vì cả gia đình của mình. Nhưng trên đời này có mấy người đàn ông có thể thực sự nhìn thấy được sự hy sinh ấy của bạn mà cảm kích vì điều đó? Thứ mà họ nhìn thấy chỉ là hình ảnh bạn chìa tay ra xin tiền họ, hình ảnh bạn chăm sóc không tốt cho con, hình ảnh bạn lôi thôi lếch thếch mà thôi.
Người ngửa tay ra xin tiền mãi mãi là người không được tự do. Trong hôn nhân, dựa dẫm, mong chờ vào bất cứ ai cũng không bằng tự dựa vào chính mình, chỉ có bản thân mới là đáng tin cậy nhất. So với việc dựa dẫm vào người khác để sống thì chúng ta thà cố gắng làm chỗ dựa của chính mình, dựa vào cố gắng của chính mình để kiếm tiền, dựa vào chính mình để có được tự tin.
(Ảnh minh họa)
Cảm giác an toàn trong hôn nhân là tự bản thân mình cho chính mình
Trong bộ phim “Mộng hoa lục” cực hot vừa qua có một lời thoại khiến tôi rất tâm đắc: “Nữ nhi quý ở tự lập, một khi muốn dựa dẫm vào người khác thì sẽ có nhược điểm”.
Sự tự tin và cảm giác an toàn trong hôn nhân là do tự bản thân mình cho chính mình. Giống như nữ chính Triệu Phán Nhi trong “Mộng hoa lục”, khi cô kiên quyết muốn mở tiệm làm kinh doanh, nam chính Cố Thiên Phàm đã nói rằng: “Để nàng ở lại đây không phải là để nàng mở tiệm làm kinh doanh đâu”. Triệu Phán Nhi liền đáp: "Nếu như muội không kinh doanh, 3 người bọn muội lấy gì nuôi thân? Lấy gì trả tiền thuê nhà? Hít khí trời chắc?”.
(Ảnh minh họa)
Cố Thiên Phàm nói: “Ta mà có thể để nàng không có tiền tiêu sao? Hồi đó ở Giang Nam, nàng nói cần tiền, không phải là ta đưa ngay hay sao?". Triệu Phán Nhi trả lời: "Sống trong nhà mà huynh sắp xếp, tiêu tiền của huynh, thế người khác sẽ nghĩ bọn muội như thế nào? Huynh không keo kiệt, nhưng ngửa tay mượn tiền của huynh, đương nhiên sẽ bị lép vế, phải kiêng nể huynh vào phần. Mượn một lần hai lần thì huynh còn bằng lòng cho mượn, thế 10 lần, 100 lần thì sao?”.
(Ảnh minh họa)
Không thể không nói, câu nói này thực sự là câu nói của những người tỉnh táo, biết mình phải làm gì. Nhà kinh tế học Tiết Triệu của Trung Quốc từng chia sẻ một quan điểm: “Kết hôn chính là hai bên bỏ ra vốn của mình, cùng nhau lập nên doanh nghiệp “gia đình”, ký kết hợp đồng buôn bán chung thân. Có thể vốn của mỗi người đều khác nhau, tác dụng khác nhau, công hiệu khác nhau, nhưng nhất định là cùng nhau hợp lực để đôi bên cùng có lợi”.
Hôn nhân giống như một công ty vậy, bạn cần phải có giá trị cốt lõi, cần có năng lực mà người khác cần trong đó. Nếu không thì hạnh phúc của bạn, cuộc sống của bạn chỉ có thể bị người khác kiểm soát trong lòng bàn tay. Tuyệt đối đừng có nghĩ rằng, dựa vào người khác, dựa vào hôn nhân để thay đổi số phận, cũng đừng tự chặt đứt đôi cánh của mình, từ bỏ độc lập, từ bỏ việc tự mình trưởng thành trong hôn nhân.
(Ảnh minh họa)
Hôn nhân đa phần là mỗi người có nhu cầu của riêng mình, chẳng có ai là muốn mãi mãi phải hy sinh, cũng chẳng có ai có thể mãi mãi hưởng thụ. Tất cả mọi cống hiến và hy sinh đều được thiết lập trên nền tảng hai bên hỗ trợ lẫn nhau. Cũng có nghĩa là, bạn và đối phương bình đẳng với nhau trong mối quan hệ này, cả hai đều độc lập về kinh tế. Chứ không phải là một kết cấu mất cân bằng, một bên đứng trên cao kiêu ngạo, một bên lép vế, thấp hèn. Trong hôn nhân, cả hai duy trì một mối quan hệ bình đẳng, bổ trợ lẫn nhau mới có thể đi được xa hơn, lâu hơn.
Nhà văn Hoa Thục Mẫn của Trung Quốc từng nói: “Bản chất của hôn nhân giống như một loại thực vật sinh trưởng chậm, cần liên tục tưới nước, bón phân, cắt tỉa cánh lá, diệt sâu bọ mới có thể có được bóng râm rộng lớn, lâu dài”.
(Ảnh minh họa)
Hôn nhân là một cuộc rèn luyện của 2 người, nó cần cả hai cộng hưởng cùng một tần số, cần cả hai đồng tâm hiệp lực. Đôi lúc, hai người trong một cuộc hôn nhân trở thành người dưng ngược lối, nguyên nhân chủ yếu chính là vì: Cả hai không ở cùng một nhịp, người chạy phía trước không chịu chờ đợi, người bị bỏ lại phía sau không chịu chạy lên đuổi theo. Trong khi đó, trạng thái tốt nhất của hôn nhân chẳng qua là ngang sức ngang tài nhưng lại bổ sung lẫn nhau.
Đối với đàn ông mà nói, đừng quên niềm tin, tình yêu thuở ban đầu của mình, đừng quên sự dịu dàng của vợ và hạnh phúc của gia đình. Đối với phụ nữ mà nói, đừng dậm chân tại chỗ, đừng ỷ lại vào ánh hào quang của người khác mà hãy tự tỏa sáng chính mình. Mong chúng ta đều có thể sống với giá trị của chính mình, sống trở thành con người mà chúng ta mong muốn trong chính cuộc hôn nhân của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo