Luộc rau muống chỉ thả nước lạnh và muối là chưa đủ: Thả thêm thứ này vào rau xanh mướt giòn sần sật
Cách luộc thịt xưa nay ai cũng làm hóa ra lại khiến chất độc ngấm sâu, tăng nguy cơ ung thư / Luộc vịt nước sôi hay nước lạnh đều nhạt thịt: Làm theo công thức này đậm đà, lạ miệng giàu dinh dưỡng
Cho muối vào nồi nước luộc rau
Muối là một trong những tác nhân giúp độ nóng của nước tăng lên, nhờ thế mà thời gian luộc rau được rút ngắn lại một cách tối đa. Chính vì vậy, những cọng rau muống luộc vẫn chín đều lại giòn ngon, xanh mướt không bị nhũn, đỏ do luộc quá lâu. Không những thế, luộc rau muống cho thêm muối cũng là cách để giúp đĩa rau luộc của gia đình bạn trở nên đậm đà, hấp dẫn hơn.
Liều lượng muối hợp lý khi luộc rau muống là khoảng 1/2 - 1 muỗng nhỏ muối tùy thuộc vào số lượng nước trong nồi.
Bạn hãy cho muối vào nước từ đầu rồi đợi nước sôi già thì thả rau muống vào. Khi thấy rau chín tới thì vớt rau ra một bát nước đá lạnh để rau giữ được độ xanh và đảm bảo độ giòn ngon.
Thêm giấm hoặc nước cốt chanh vào nồi nước luộc rau
Khi luộc rau muống thêm chút giấm hoặc nước cốt chanh sẽ giúp đĩa rau luộc trở nên xanh mướt và ngon mắt hơn. Chỉ cần sử dụng một chút giấm/nước cốt chanh sẽ giúp giữ màu rau mà không lo ảnh hưởng tới hương vị ban đầu của rau.
Cách làm rất đơn giản, hãy cho khoảng 2 thìa cà phê nước cốt chanh hoặc giấm vào nồi nước luộc rau rồi đun sôi. Khi thấy nước sôi cho rau vào luộc và vớt ra khi chín tới.
Nên luộc rau ngập nước
Để rau muống luộc được xanh giòn cần cho rau ngập nước, luộc rau đúng độ chín vừa vì luộc chưa chín kỹ rau muống còn nhựa sẽ bị thâm đen, mà luộc kỹ quá rau muống luộc xong sẽ bị màu vàng úa.
Ngâm rau vào nước lạnh sau khi luộc
Chuẩn bị 1 âu nước lạnh có đá (có thể cắt vài miếng vỏ chanh vào cùng để rau thơm hơn) để rau sau khi luộc xong, ngâm luôn vào âu nước lạnh này và ngâm đến khi nước hết lạnh, vớt rau ra để cho ráo nước.
Trên đây là 1 số mẹo khi luộc rau muống giúp cho món ăn giữ được màu xanh tươi, giòn ngon hấp dẫn.
Đơn giản nhất là luộc nhiều nước, ít rau. Lúc này nhiệt độ nhanh sôi và chín nhanh, còn nếu nhiều rau thì nước lâu sôi, rau lâu chín và dễ đổi màu. Nguyên nhân rau biến thành màu đỏ là nhiệt độ lâu sôi quá nên polyphenol bị oxy hóa và biến thành màu đỏ nhìn rau xấu, không ngon.
Cách thứ 4: Trước khi cho rau vào nồi nước luộc, thêm một ít muối, sẽ giúp hương vị của món rau đậm đà, lưu giữ lại nhiều vitamin cùng chất dinh dưỡng trong rau và đảm bảo cho rau có được màu xanh mướt như ý đấy.
Nhưng muối không thể cho quá nhiều hoặc quá ít, nếu không nó sẽ không phát huy được tác dụng giữ màu xanh cùng các chất dinh dưỡng có trong rau mà còn có thể làm món rau luộc trở nên kém hấp dẫn, khó ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Chị dâu lỡ tay tắt công tắc, mẹ chồng nổi trận lôi đình: Câu chuyện gia đình hé lộ sự thật cay đắng