Luộc rau muống thấy màu xanh sẫm nên ăn hay đổ đi: Hóa ra bao lâu này nhiều người làm sai hết
Tác hại của nước rau ngót sống / Công dụng của rau cải xoong không phải ai cũng biết
Rất nhiều lần chúng ta luộc rau muống xong và thấy nó có màu xanh thẫm hơi đen nhưng chỉ cần vắt một chút chanh vào thành phần axit sẽ làm cho nươc rau trở nên trong hơn. Tuy nhiên, trên thực tế loại nước rau này có an toàn hay không thì bạn nên tìm hiểu kỹ nhé!
Dấu hiệu nhận biết rau khống không ngon
Trên thực tế, rau muống là loại thân rỗng, dễ hấp thu kim loại nặng có trong nước, nhất là chì. Nếu ăn phải rau muống nhiễm chì trong một thời gian dài, chì sẽ tích tụ trong các cơ quan như não, thận, gan, xương tủy, hồng cầu… gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.
Nhiễm chì mãn tính có thể khiến suy nhược thần kinh, thiếu máu, loãng xương, canxi hóa sớm… Nhiễm chì mãn tính có thể làm cho trẻ em chậm lớn, kém thông minh… Còn phụ nữ đang mang thai nhiễm chì có thể sinh con dị dạng.
Ngoài ra, rau muốn còn hay bị tồn dư lượng thuốc trừ sâu trên thân, lá khiến người ăn bị ngộ độc. Do vậy, việc tìm hiểu những dấu hiệu rau muống không an toàn được nhiều bà nội trợ chú ý.
Chuyên gia Nguyễn Đức Phường – Đại học Quốc gia Hà Nội cung cấp thêm cho chúng ta dấu hiệu rau muốn chứa nhiều thuốc trừ sâu như sau. Khi luộc rau muống lên, vắt chanh mà không thấy nước rau đổi từ màu xanh sang màu vàng thì hãy cẩn thận. Bởi trong nước rau muống có chứa một lượng kiềm Ca(OH)2, chất diệp lục phản ứng như chất chỉ thị màu. Khi tiếp xúc với chanh có chứa lưỡng axit hữu cơ lớn (8% là axit citric) sẽ làm thay đổi nồng độ axit của nước luộc rau, khiến nước chuyển từ màu xanh sang vàng hoặc đỏ, tùy theo nồng độ axit.
Nếu nước rau không chuyển màu có nghĩa là nồng độ thuốc trừ sâu quá nhiều, làm mất tác dụng của axit có trong chanh.
Chuyên gia cảnh báo, nếu thấy hiện tượng này, tốt nhất bạn nên đổ ngay món rau đi, để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Dưới đây là cách chọn rau muống an toàn mà người tiêu dùng cần phải biết:
Rau nhiễm chì: Rau muống nhiễm chì có lá màu xanh đen do hấp thụ quá nhiều kim loại nặng trong đó có chì. Thân rau muống to hơn bình thường và khi rửa rau nổi bong bóng quá nhiều, đặc biệt cọng rau muống rất dai, có một vài vết sần trên thân và lá, không được tự nhiên. Rau muống nhiễm chì dù là luộc hay xào khi ra nước để nguội, nước rau sẽ đổi thành màu xanh đen và có vẩn đen, khi ăn có vị chát, không ngọt, mùi hơi hắc.
Rau muống bị phun nhiều thuốc trừ sâu: Rau trông xanh non, cây dài, tuy nhiên thân quá giòn, dễ gẫy. Khi ngắt cuống rau không có vết nhựa. Rau để được lâu, ít héo. Lá rau đồng đều, không hề có dấu vết bị sâu hay côn trùng cắn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn