Đời sống

Lười biếng và ăn uống vô độ là nguyên nhân chính gây béo phì

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ béo phì tăng vọt ở những người có và không có "gene dễ tăng cân".

"Đo" sức khỏe tim mạch bằng leo cầu thang bộ / 5 thời điểm "vàng" nên uống nước mật ong

Tỷ lệ béo phì đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975, cứ ba người Anh trưởng thành thì lại có một người mắc bệnh này.Nhưng theo một nghiên cứu thì xu hướng này diễn ra tương tự ở cả người có và không có thứ được cho là “gene béo phì”.

Các nhà nghiên cứu nói rằng, có thể thấy được lý do “gene béo phì” chỉ là lời đổ lỗi cho chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, không điều độ và lười tập thể dục.Tuy nhiên họ vẫn đồng ý loại gene đóng một phần vai trò trong việc gây béo phì.

Những chuyên gia nghiên cứu về béo phì đã đồng ý với các phát hiện và nói rằng gene chỉ đóng một vai trò nhỏ trong việc tăng cân và gene của chúng ta hầu như không thay đổi theo thời gian.


Tăng cân nhanh chóng diễn ra cả ở những người có và không có loại gene nói trên, từ đó có thể thấy rằng chế độ ăn uống thiếu kiểm soát và lười vận động mới là điều đáng trách.

Các nhà khoa học tại Na Uy đã xem xét các phát hiện, bao gồm các phép đo chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể - một cách nhận định cơ thể người béo hay gầy bằng một chỉ số) từ 118,959 người trưởng thành trong một nghiên cứu trước đây.

Những người tham gia đã lặp đi lặp lại việc đo cân nặng và chiều cao từ năm 1963 đến năm 2008.Những người này được chia thành 5 nhóm tùy thuộc vào mức độ di truyền béo phì của họ, 1/5 dễ mắc béo phì nhất và 1/5 ít nguy cơ nhất.

Theo đó, chỉ số BMI của họ được phân tích cùng với các yếu tố gây béo phì khác như tuổi tác, giới tính, thói quen hút thuốc và tác động của môi trường.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh Quốc đã tiết lộ rằng, chỉ số BMI đã tăng một cách đáng kể từ giữa những năm 1980 đến giữa những năm 1990.Những người thuộc nhóm “dễ bị ảnh hưởng bởi di truyền” có xu hướng chỉ số BMI cao hơn những người được xác định ở nhóm có ít nguy cơ.Nhưng các phát hiện này cũng cho thấy chỉ số BMI tăng đối với cả người có và không có khuynh hướng di truyền từ những năm 1960.

Tác giả chính Maria Brandkvist – nghiên cứu sinh tại Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy cho biết: “Phát hiện này cung cấp một cái nhìn mới lạ về vai trò của di truyền trong sự phát triển của béo phì”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm