Đời sống

Lương y chỉ ra 3 loại rau ‘rẻ hơn thịt, bổ hơn thuốc’, là siêu thực phẩm bổ máu

Sắt giúp vận chuyển oxy đến máu và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Bên cạnh việc bổ sung thịt, thực phẩm chức năng, những loại rau giá rẻ này cũng có tác dụng bổ máu tốt.

7 loại rau nhặt xong nhớ giữ lại cành, đem cắm xuống đất quanh năm có rau ăn / Thực đơn cơm chiều: Sụn gà chiên xóc tỏi ớt, canh cá nấu thì là, rau lang xào tỏi

Khi nói đến việc bổ sung sắt, nhiều người nghĩ ngay đến thịt đỏ hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, không ít loại rau cũng có tác dụng cung cấp sắt không thua kém bất cứ thực phẩm nào.

Chất sắt giúp vận chuyển oxy đến máu và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nếu thiếu sắt cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, năng suất lao động thấp. Ở phụ nữ mang thai, thiếu sắt còn có thể gây nên tình trạng đẻ non, sẩy thai,…

Nếu như muốn ngăn chặn thiếu máu do thiếu sắt bạn hãy thường xuyên tiêu thụ 3 loại rau dưới đây:

Rau dền

Ảnh minh họa.

Rau dền là một loại rau quen thuộc đối với người Việt, xuất hiện nhiều trong các bữa cơm vào mùa hè. Trong Đông y, rau dền có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng chữa bỏng, mụn nhọt, bệnh đường hô hấp,…

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lầm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, rau dền là một trong những loại rau có hàm lượng chất sắt cao nhất trong các loại rau tươi. Với hàm lượng sắt lớn như vậy, rau dền giúp gia tăng lượng hemoglobin và tế bào hồng cầu. Vì vậy, đây là thực phẩm rất có lợi cho bệnh nhân thiếu máu.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong 300g rau dền chứa khoảng 5,2mg sắt. Rau dền là một trong số ít nguồn cung cấp protein thực vật hoàn chỉnh và cũng chứa một lượng lớn carbs phức hợp, chất xơ, mangan, phốt pho và magie,… Vì vậy rất tốt cho sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều rau dền có thể dẫn đến đầy hơi, co thắt dạ dày, thậm chí táo bón.

Rau cải cúc

 

Cải cúc là một loại rau dễ trồng, dễ chế biến, giàu dinh dưỡng và có tác dụng phòng bệnh. Loại rau này đặc biệt giàu sắt và canxi, có thể giúp cơ thể sản xuất ra máu mới và tăng độ dẻo dai của xương. Vì vậy, loại rau này rất tốt cho người cao tuổi để ngăn ngừa thiếu máu và bệnh loãng xương.

Tuy nhiên, người thể trạng hư hàn, lạnh bụng, tiêu chảy nên hạn chế ăn rau cải cúc.

Mướp

Mướp được ví như “nhân sâm trong vườn” hay “nhân sâm của người nghèo”. Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết, trong Y học cổ truyền, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, lợi tiểu, tiêu đờm, mát máu, thông kinh mạch, tăng tiết sữa, khỏi lở sưng đau nhức, bổ khí, an thai.

Theo nghiên cứu, trong 1 trái mướp nhỏ (khoảng 100g) có chứa 28mg sắt. Nhờ vậy mướp giúp ngừa bệnh tiểu đường, bổ máu, trị đau lưng, chống nếp nhăn, làm đẹp hiệu quả.

 

Ngoài ra, xơ mướp hay lá mướp, hạt mướp, rễ mướp, tua cuốn của mướp cũng có thể tận dụng để làm thuốc trong Đông y.

Lưu ý: tuy có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông kinh lạc,… nhưng người hay đau bụng, tỳ vị kém, người bị yếu sinh lý, liệt dương, đại tiện phân nát, lỏng thì nên hạn chế ăn trái mướp. Người có cơ địa dị ứng, người đang bị ốm cũng không nên ăn loại quả này để tránh làm cơ thể khó chịu hơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm