Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn bạn phải biết
Người yêu cũ 5 lần 7 lượt thử lòng chồng tôi quay lại, chị ta bảo 'chị muốn giúp em thôi' / Có thể cứu vãn hôn nhân khi chồng ngoại tình?
Nên ăn cùng rau răm
Ảnh minh họa.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, trong Đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn, ích trí, mạnh gân cốt, sáng mắt. Dân gian dùng rau răm đắp, rửa vết thương hay khi bị côn trùng cắn để chữa lành. Rau răm còn có công dụng trừ giun sán, chữa thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên, ăn rau răm thường xuyên sẽ làm giảm ham muốn tình dục cả ở phụ nữ và nam giới.
Trứng vịt lộn trong Đông y có tính hàn, đại bổ dưỡng, được coi là bài thuốc dưỡng huyết, ích trí, giúp cải thiện khả năng sinh lý. Vì ăn trứng vịt lộn cường dương nên phải kèm rau răm để giảm ham muốn. Theo lương y Sáng, đây là sự cân bằng âm - dương, đem lại sự cân bằng cho cơ thể.
Có thể kết hợp trứng vịt lộn, rau răm cùng với gừng và hạt tiêu để làm ấm lại cơ thể, chống lạnh bụng, đầy hơi và chậm tiêu hóa. Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai quả trứng vịt lộn là khoảng 5 g gừng tươi thái chỉ, 5 g rau răm tươi.
Tránh ăn vào buổi tối
Trứng vịt lộn rất khó tiêu do chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol cao nên chỉ thích hợp ăn vào buổi sáng. Sáng cũng là lúc cơ thể diễn ra quá trình trao đổi chất nhiều nhất, nhanh chóng hấp thu và tiêu hao calo.
Ăn trứng vịt lộn vào buổi tối, quá trình trao đổi chất diễn ra ít hơn nên dễ gây đầy bụng, khó tiêu, nhất là khi ăn nhiều.
Các chuyên gia cho rằng ăn trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường và tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gout. Chỉ nên ăn mỗi tuần hai quả.
Ăn bao nhiêu là đủ?
Nghiên cứu dinh dưỡng hiện đại cũng cho thấy, trong một cái trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng, 13,6 gam protein; 12,4 gam lipit; 82 mg canxi; 212 gam photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, nhóm B và vitamin C, sắt…
Như vậy trứng vịt lộn là món ăn rất bổ, giàu dinh dưỡng. Do đó ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường.
Ăn nhiều trứng vịt lộn và ăn một cách thường xuyên cũng khiến cơ thể bị dư thừa vitamin A, lượng vitamin A dư thừa này sẽ tích lũy dưới da, gan và làm vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương. Do vậy, mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.
Trẻ em có được ăn trứng vịt lộn?
Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các bé còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe. Trẻ từ 5 tuổi trở lên nếu cho ăn trứng vịt lộn thì chỉ nên cho ăn ½ quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ (1/2 trứng vịt lộn tương đương 4-5 trứng cút lộn).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Đừng vứt bỏ đồ lót cũ mà bạn không mặc! 3 thứ này rất hữu ích, hãy thử sửa nhé!
Nếu bạn gặp được cây cỏ trong kẽ đá này thì bạn là người may mắn, hãy trân trọng chúng!
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào
3 con giáp phát tài phát lộc cho đến cuối năm, sự nghiệp của tuổi Tỵ sẽ suôn sẻ, đầu tư sẽ có lãi
Tại sao gà mái bắt chước gà trống gáy lại là 'điềm xấu'? Bí ẩn lâu nay cuối cùng được tiết lộ!