Đời sống

Lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Các món ăn theo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật được chế biến riêng biệt với nhau và đặt trên cùng một mâm ăn để trẻ chọn và ăn.

Loại rau tốt cho bé ăn dặm / Dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng ăn dặm

Thế nào là thực đơn ăn dặm kiểu Nhật?

Lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Các món ăn theo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật được chế biến riêng biệt với nhau và đặt trên cùng một mâm ăn để trẻ chọn và ăn. Nguồn ảnh: Internet

Ăn dặm kiểu Nhật được biết đến từ cách cho con ăn của người Nhật. Các món ăn theo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật được chế biến riêng biệt với nhau và đặt trên cùng một mâm ăn để trẻ chọn và ăn. Kiểu ăn này xuất phát với mục đích muốn bữa ăn của bé sẽ ngon hơn, vui hơn cũng như tốt hơn cho hệ tiêu hóa của trẻ. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp trẻ kích thích tính tự lập và tư duy phân biệt mọi vật.

Ưu điểm và hạn chế của thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng

Ưu điểm của thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Đảm bảo an toàn thực phẩm cho bé: Việc không cho thêm gia vị hay chất phụ gia nào giúp món ăn của trẻ luôn nguyên chất nên rất tốt cho bé 6 tháng.

Giúp trẻ phát triển vị giác: Việc tách biệt các món ăn trên mâm sẽ giúp trẻ phân biệt kỹ được mùi vị của từng món ăn với nhau. Hỗ trợ cho quá trình hình thành và phát triển vị giác của trẻ.

 

Bỏ qua giai đoạn ăn thô: Khi áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng, bố mẹ sẽ bỏ qua được giai đoạn ăn bột và chuyển hẳn sang ăn cháo loãng cùng rau củ và cơm.

Hình thành thói quen tự lập: Việc bé tự ngồi trên bàn ăn và chọn món mà mình thích sẽ giúp bé hình thành tư duy tự chủ trong hành động. Điều này giúp bé phát triển được thói quen tự lập trên bàn ăn mà không phụ thuộc vào bố mẹ mớm cho ăn.

Cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn: Nhờ vào việc làm nhiều món nên trẻ có thể tùy ý chọn món mà mình muốn ăn, từ đó giúp hạn chế tình trạng bỏ bữa của trẻ.

Hạn chế của thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Chuẩn bị các món ăn khác nhau theo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng thường tốn nhiều thời gian.

 

Phải dự trữ thức ăn trong tủ lạnh: Mỗi món ăn trong thực đơn thường rất ít nên việc còn thừa lại thực phẩm và cất trữ là điều đương nhiên. Tuy nhiên, việc cất trữ thực phẩm qua ngày dễ làm mất đi độ tươi và mùi vị kém đi ít phần.

Việc cho trẻ tự chọn món ăn dễ khiến những trẻ kén ăn chọn đi chọn lại một món ăn. Từ dó, làm lượng dinh dưỡng trẻ hấp thụ không còn đa dạng và khó cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết.

Lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Việc cho bé ăn riêng từng món nên tiến hành trong thời gian đầu khi bé mới bắt đầu cho bé ăn dặm kiểu Nhật. Bạn cần phải kích thích vị giác của bé để con cảm nhận được mùi vị riêng của từng món ăn.

Thay vì nấu nhiều loại thực phẩm chung với nhau tạo ra món ăn có mùi vị không rõ ràng, bạn nên cho bé ăn riêng từng món để bé có thể cảm nhận vị tốt hơn. Bạn nên cho bé ăn thử những món ăn có vị nhạt, có chút mùi thơm hay có chút vị đắng và quan sát phản ứng của bé xem bé thích ăn những món nào.

 

Khi bé đã quen với các loại thức ăn, bạn có thể kết hợp nhiều loại thức ăn lại để có nhiều thay đổi đa dạng hơn. Lưu ý là nếu bạn tập cho bé ăn nhạt thì tất cả các món ăn đều phải có vị nhạt (kể cả trái cây). Nếu bé ăn nhạt mà món trái cây tráng miệng lại quá ngọt sẽ phản tác dụng. Trong giai đoạn đầu tập cho bé ăn nhạt, bạn nên giảm độ ngọt và mặn lại. Bạn có thể trộn trái cây với sữa chua, làm cho trái cây có vị nhạt đi một chút.

Cốt lõi của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là tập trung vào việc dùng những thực phẩm tự nhiên hay những nguồn nguyên liệu được nuôi trồng như: rau củ, hoa quả, cá, thịt, hành tỏi… Người Nhật thường không cho con ăn những thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, những loại thực phẩm chứa quá nhiều gia vị.

Chính vì thế, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp con có chế độ ăn uống thanh đạm với hương vị món súp từ rau củ, hành tỏi hay dashi (cá khô bào và rong biển kombu). Đầu tiên, bạn nên cho bé thử thức ăn nhạt trước, sau đó sẽ dễ điều chỉnh. Nếu bạn cho con ăn món nêm nếm đậm vị trước, bé sẽ không chịu ăn những thức ăn có vị nhạt, đặc biệt là thức ăn chế biến từ rau củ như rau củ luộc/hấp.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm