Lưu ý khi cho trẻ uống thuốc
Những lưu ý khi bà bầu sử dụng rau lang / 3 loại quả có lượng đường thấp, muốn kiểm soát đường huyết hãy thường xuyên bổ sung, người bị tiểu đường càng nên lưu ý
Bác sĩ truyền miệng
Sử dụng đơn thuốc “truyền miệng” hay còn gọi là hội chứng “Tin lời đồn hơn tin bác sĩ” ngày càng phổ biến hiện nay. Rất nhiều chị em vì ngại đi bệnh viện nên quyết định tự kê đơn cho con theo kinh nghiệm học hỏi của người khác. Chuyện này không hiếm. Không thiếu các bà mẹ trị bệnh cho con, đặc biệt là các bệnh được xếp vào hàng “lặt vặt” như ho, sổ mũi, nghẹt mũi… bằng các đơn thuốc và phương pháp tìm được trên Internet, hoặc qua kinh nghiệm trị bệnh của các bà mẹ khác hay sử dụng luôn đơn thuốc của bé khác có biểu hiện bệnh tương tự con mình.
Ảnh minh họa.
Nên cho con uống theo đơn kê của bác sĩ
Vậy nhưng gần đây còn xuất hiện rất nhiều trường hợp chị em đã đi khám bác sĩ về rồi nhưng vẫn không yên tâm cho con uống thuốc theo đơn của bác sĩ mà phải lên mạng hỏi thăm ý kiến của các chị em khác và tỏ ra tin tương lời khuyên của một người xa lạ trên internet hơn là của bác sĩ. Cách làm này rất nguy hiểm vì rất có thể các mẹ chẩn bệnh không đúng do nhiều bệnh có một số biểu hiện bên ngoài giống nhau hoặc cho con uống thừa, thiếu liều lượng thuốc so với tình trạng bệnh.
Mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau và do đó, không thể đơn giản dùng chung một thuốc. Chị em cũng đừng vội vã tin những lời khuyên trên mạng hơn cả bác sĩ. Một bà mẹ trên mạng có thể đã có kinh nghiệm sử dụng thuốc để trị bệnh cho con mình. Vậy nhưng một bác sĩ thì đã có hàng trăm nghìn bệnh nhân và hàng trăm nghìn đơn thuốc được đảm bảo trong suốt cuộc đời.
Tự ước lượng liều lượng thuốc cho con
Câu nói “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” luôn được nhắc đi nhắc lại trong bất cứ một quảng cáo thuốc nào trên truyền hình. Vậy nhưng vẫn có rất nhiều chị em chủ quan với vấn đề này. Đơn cử như vấn đề dùng Oresol – một loại thuốc có trong tủ thuốc của tất cả các gia đình, có tác dụng bù nước cho bé bị tiêu chảy, mất nước. Pha oresol không đúng liều lượng không đơn giản là làm thuốc mất tác dụng mà thậm chí còn gây nguy hiểm tính mạng cho trẻ. Đã có rất nhiều trường hợp mẹ Việt cho con uống Oresol liều lượng cao và quá đặc dẫn đến phù não cấp, nặng có thể tử vong, nhẹ thì di chứng thần kinh không hồi phục.
Ngay cả với việc cho bé uống siro thuốc, nếu ghi chú yêu cầu 5ml/ lần, mẹ cũng nên đo đúng theo cốc đo thuốc đi kèm. Tuyệt đối không ước lượng bằng mắt và thìa.
Để bé uống thuốc siro sát bữa ăn và trước khi đi ngủ
Thuốc cho trẻ nhỏ thường được bào chế dưới dạng sirô, rất thích hợp với trẻ nhỏ. Bởi khi cho trẻ uống thuốc dạng viên bao, viên nén thường gặp khó khăn do trẻ không thích uống. Do đó, người ta bào chế một số thuốc dưới dạng thuốc sirô có đường ngọt, một số loại thuốc còn có mùi thơm hoa quả để bé hào hứng hơn với việc uống thuốc. Tuy nhiên thuốc sirô thường có hàm lượng đường cao, không cho trẻ uống thuốc sát ngay trước bữa ăn, vì chất đường trong thuốc có thể ức chế tiết dịch tiêu hóa. Mặt khác, chất đường thường được hấp thu rất nhanh, đường trong máu đứa trẻ tăng lên dễ gây “ngang dạ” làm cho trẻ kém ăn.
Mặt khác, mẹ cùng không nên cho trẻ uống thuốc trước khi đi ngủ, vì chất đường ngọt bám vào răng dễ lên men chua làm hỏng men răng gây sâu răng, sún răng. Nếu cho trẻ uống buổi tối, sau đó cần uống nhiều nước, súc miệng kỹ, nếu trẻ lớn có thể đánh răng được thì tốt.
Cho con uống chung thuốc với sữa
Một số người mẹ thích cho thuốc trộn chung với sữa rồi cho con uống. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, không nên chọn cách này. Trong sữa có nhiều chất khoáng nên có thể làm giảm hấp thu của một số thuốc. Chưa kể, do sữa nhiều canxi nên canxi khi tác dụng với thuốc, sẽ tạo thành kết tủa khó tan, khiến cơ thể không hấp thu được. Đối với những bé còn nhỏ (chỉ có nguồn dinh dưỡng là sữa) thì nên khắc phục bằng cách cho bé uống thuốc trước (hoặc sau) cữ bú ít nhất 2 tiếng đồng hồ.
Rất ít người biết rằng khi cơ thể trẻ phát nhiệt (sốt) ở nhiệt độ phù hợp cũng có tác dụng hỗ trợ cho hệ miễn dịch của bé có cơ hội phát triên. Vì vậy, khi thấy con sốt, trước hết mẹ đừng nên vội vã cho con uống thuốc hạ sốt ngay. Mẹ nên ưu tiên biện pháp vật lí trước như lau rửa người bằng nước ấm, mặc thoáng, cho bé uống nhiều nước, ăn đồ đủ chất và loãng, dễ ăn… để bé cảm thấy thoải mái hơn. Chỉ k,5hi nhiệt độ cơ thể bé lên quá 38 độ C thì mẹ mới nên cho con uống thuốc và liên hệ với bác sĩ nhi khoa.
Không để tâm đến hạn sử dụng và bảo quản thuốc
Đừng đơn giản nghĩ cứ ra hiệu thuốc mua một vỉ thuốc về và cho con uống là xong. Mẹ cần kiểm tra ngày hết hạn của tất cả các loại thuốc trước khi cho bé uống. Luôn đậy nắp sau mỗi lần dùng thuốc và bảo quản thuốc đúng theo chỉ dẫn, thường là ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Hãy đặc biệt cẩn thận với thuốc chứa vitamin vì chúng có thể gây ngộ độc nặng cho bé dưới 3 tuổi.
Thêm vào đó, không phải ngẫu nhiên mà trên bao bì của rất nhiều loại thuốc lại nhấn mạnh “Để xa tầm tay với của trẻ em” trong phần hướng dẫn sử dụng, bởi trên thực tế không thiếu trường hợp các bé phải nhập viện do người lớn bất cẩn để thuốc ở nơi bé có thể lấy được nên các bé cho vào miệng nhai, nuốt vì tưởng đó là kẹo, hoặc vì muốn bắt chước người lớn uống thuốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2