Đời sống

Lý do đáng sợ cần bỏ ngay thói quen đi chân đất thường xuyên

Thói quen đi chân đất thường xuyên khiến cơ thể có nguy cơ bị nhiễm ấu trùng giun, nấm, tụ cầu vàng hay ấu trùng di chuyển dưới da.

Mùa đông lạnh mấy cũng không được làm 5 việc này kẻo gây tổn hại sức khỏe, tăng nguy cơ đột quỵ / Thời điểm mẹ cho bé uống sữa tốt cho sức khỏe

Đi chân đất 5 phút mỗi ngày có một số lợi ích về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu thường xuyên đi chân đất lại khiến cơ thể có nguy cơ bị nhiễm ấu trùng giun, nấm hay bệnh ấu trùng di chuyển dưới da.

Nhiễm giun lươn

Ấu trùng giun lươn xâm nhập cơ thể bằng cách chui qua da, sau đó theo đường tĩnh mạch về tim, qua phổi, lên khí quản. Sau đó, nó tới hầu rồi chuyển sang thực quản, xuống ruột để trở thành giun trưởng thành (chu kỳ trong cơ thể tương tự như giun móc).

Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng vì chân đất thường xuyên
Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng vì chân đất thường xuyên. Ảnh minh họa

Khi ấu trùng xuyên qua da, bệnh nhân có thể thấy biểu hiện viêm ngứa kiểu dị ứng. Nếu cường độ nhiễm cao mới xuất hiện rõ những triệu chứng về tiêu hóa: tiêu chảy 5-7 lần/ngày, phân lỏng toàn nước. Bệnh nhân thường bị thiếu máu nhẹ, suy nhược thần kinh. Một số trường hợp giun lươn lạc chỗ có thể gây các triệu chứng viêm phổi bất thường.

Nhiễm ấu trùng di chuyển dưới da

Ấu trùng di chuyển dưới da là một dạng nhiễm ký sinh trùng, xảy ra do đi chân trần trên đất hoặc cát dính phân chó mèo chứa ấu trùng giun móc. Bất cứ ai cũng có thể mắc căn bệnh này, nhất là khi sống ở nơi kém vệ sinh.

Triệu chứng của bệnh ấu trùng di chuyển ở da là ngứa, sưng, nổi ban đỏ hình dải lượn sóng, đau khi bước đi. Hầu hết trường hợp tự khỏi. Đôi khi bác sĩ có thể kê thêm albendazole.

Hình ảnh ký sinh trùng di chuyển dưới da
Hình ảnh ký sinh trùng di chuyển dưới da. Ảnh minh họa

Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)

 

Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) là bệnh được gây ra bởi vi khuẩn tụ cầu vàng. Loại vi khuẩn này có khả năng kháng lại một số thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tụ cầu bình thường.

Nhiễm MRSA lây lan chủ yếu qua da, xâm nhập vào cơ thể qua vết cắt hoặc do đi chân đất ở những nơi công cộng. Triệu chứng ban đầu thường xuất hiện các cục u nhỏ màu đỏ trông giống mụn nhọt. Sau đó là biểu hiện tức ngực, ho hoặc khó thở, mệt mỏi, đau đầu, phát ban...

MRSA có thể xâm nhập sâu vào cơ thể gây nên các bệnh như nhiễm trùng xương, khớp, đường máu, van tim và phổi. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiễm nấm

Không mang giày, dép ở những nơi có bào tử nấm trên bề mặt đất dễ nhiễm nấm ở móng chân hoặc da chân. Các triệu chứng bao gồm móng dày, chuyển màu vàng nâu, dễ gãy, biến dạng, bốc mùi hôi và da nổi mẩn, ngứa, đôi khi nổi mụn nhọt. Không điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm nấm sẽ chuyển nặng, khiến bàn chân trở nên xấu xí.

Theo Đông y, lòng bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt vị phản chiếu tương ứng toàn bộ các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể như tim, phổi, gan, thận. 5 phút đi chân trần mỗi ngày khiến cơ thể giải tỏa căng thẳng, tăng lượng ôxy trong máu, huyết áp được cân bằng và đường máu ổn định. Các nhà nghiên cứu khuyên chúng ta nên đi chân trần trên bề mặt như cỏ, trên cát, gỗ hoặc sỏi để tăng sự nhạy cảm của chân và giúp cơ chân chắc khỏe tuy nhiên không nên đi chân đất quá nhiều nhất là những nơi có nhiều nguy cơ gây nhiễm khuẩn.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm