Lý do khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy đói
Ăn nhiều tinh bột
Ảnh minh họa. |
Carbs tinh chế thường có trong bánh mỳ, gạo trắng, mỳ ống, các loại bánh kẹo... gần như không còn hoặc có rất ít chất xơ tự nhiên làm bạn tiêu hóa nhanh hơn và cũng nhanh đói hơn. Vì vậy hãy chọn các loại carbs toàn phần là các loại ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, hạt... có lượng chất xơ cao giúp ăn ít mà vẫn no lâu, ít thèm ăn cũng như có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.
Tiểu đường
Nhanh đói là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh này có thể được chẩn đoán thông quá xét nghiệm máu.
Vận động nhiều
Tập luyện cường độ cao khiến cơ thể đốt cháy calo nhiều hơn so với calo tiêu thụ nên nhanh đói. Để khắc phục, bạn có thể thêm các bữa ăn nhẹ vào trước và sau buổi tập nhằm tăng cường hiệu quả tập luyện đồng thời giảm thiểu khả năng tổn thương cơ bắp nếu cơ thể phải làm việc quá sức.
Cường giáp
Nếu bạn luôn đói và ăn nhiều hơn bình thường nhưng vẫn giảm cân, đó là khi tuyến giáp có thể bị quá tải hoóc môn, kích hoạt cơ thể làm mọi thứ không theo đúng quỹ đạo. Hãy suy nghĩ tuyến giáp là một bộ phận hoóc ôn nội tiết tố tăng cường mọi thứ trong cơ thể. Vì vậy, quá trình trao đổi chất cũng tăng lên khi cường giáp và cảm giác luôn đói là kết quả dễ nhìn thấy.
Tuyến giáp cũng tham gia vào cảm giác no nê, nên cảm giác thèm ăn sẽ khó chịu hơn nhiều nếu tuyến giáp hoạt động quá mức.
Ngoài ra, cơ thể đói kèm theo mệt mỏi, buồn bực, móng tay giòn hoặc rụng tóc. Đó là những dấu hiệu của cường tuyến giáp. Hãy theo dõi cẩn thận và thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo sức khoẻ tuyến giáp.
Béo phì
Ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân, nhưng trong một chu kỳ luẩn quẩn, béo phì cũng có thể khiến bạn luôn đói. Lượng chất béo dư thừa có thể làm cho lượng insulin tăng vọt, làm cho cảm giác thèm ăn tăng lên. Thêm vào đó, các tế bào mỡ khiến cơ thể bạn ít nhạy cảm hơn với hoóc môn no nê leptin.
Chất béo tạo ra hoóc môn của chính nó, phần mỡ béo phì khiến những người bị béo phì có khuynh hướng cảm thấy đói hơn người có chế độ trao đổi chất bình thường và trọng lượng ở mức cho phép.
Hạ đường huyết
Lượng đường trong máu thấp có thể đến từ một số nguyên nhân, từ việc bỏ qua bữa ăn đến các vấn đề ở tuyến tụy. Trong trường hợp này, cơ thể sẽ báo hiệu cần được tăng cường năng lượng. Cảm giác đói là dấu hiệu cho thấy não đang yêu cầu bạn nạp thức ăn để đủ lượng đường trong máu vào các tế bào. Do vậy, bạn sẽ có cảm giác đói và ăn nhiều hơn bình thường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
“Trong nhà có ba linh vật, gia đình thịnh vượng”, gia đình bạn có bao nhiêu linh vật trong ba vật này?
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào
Bộ phận nào của con lợn ngon nhất?