Mách bạn cách trị nứt gót chân hiệu quả bằng mỡ trăn
Những lợi ích kỳ diệu của lá ổi với việc làm đẹp / Chỉ với 3 củ tỏi, mẹ trồng trong chai nhựa ra 'con đàn cháu đống' có ăn liên tục
Nguyên nhân khiến gót chân bị nứt
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho làn da chân bị khô và nứt nẻ. Nguồn ảnh: Internet
Thời tiết hanh khô, ít độ ẩm có thể khiến cho làn da chân bị khô và nứt nẻ
Đứng lâu trong 1 tư thế hoặc mang giày dép quá chật, đi chân trần, dép hở ngón
Tắm nước nóng trong thời gian dài
Dùng xà phòng mạnh có thể khiến cho da mất đi lớp dầu tự nhiên
Một số các bệnh lý khác như: bệnh tiểu đường, thiếu vitamin, nhiễm trùng do nấm, suy giáp, viêm da dị ứng, bệnh da liễu ở trẻ vị thành niên, béo phì, mang thai, lão hóa, dày sừng lòng bàn chân, bệnh vẩy nến,… có thể khiến da chân bị nứt nẻ.
Công dụng chữa nứt gót chân của mỡ trăn
Mỡ trăn được chiết xuất từ mỡ của con trăn và được sử dụng phổ biến trên thị trường. Mỡ trăn có nhiều công dụng như hỗ trợ trị bỏng, trị mụn, triệt lông, giúp mờ sẹo,... đặc biệt là chữa nứt gót chân tương đối hiệu quả. Đây là phương pháp từ tự nhiên được cha ông ta truyền lại.
Mỡ trăn giàu axit béo không bão hòa như oleic, linoleic, glycerin palmiatat, hoạt chất tự nhiên, omega 3 và các thành phần kháng khuẩn. Do đó, mỡ trăn có khả năng thâm nhập vào biểu bì, thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp cải thiện tình trạng da bị bong tróc và nứt nẻ.
Ngoài ra, mỡ trăn còn giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trên bề mặt da. Thoa mỡ trăn lên vùng da bị nứt nẻ mỗi ngày, bạn sẽ dần dần thấy vùng da đó được cải thiện.
Cách chữa gót chân bị nứt hiệu quả bằng mỡ trăn
Mỡ trăn là nguyên liệu dùng để trị nứt gót chân tương đối hiệu quả và được nhiều người áp dụng.
Mỡ trăn là nguyên liệu dùng để trị nứt gót chân tương đối hiệu quả. Nguồn ảnh: Internet
Nguyên liệu:
100ml mỡ trăn nguyên chất
4-5 lít nước ấm
Cách thực hiện:
Đầu tiên, bạn cần ngâm chân vào nước ấm tầm 1-2 phút và lau khô bằng khăn mềm.
Thoa đều mỡ trăn lên vùng da bị nứt nẻ, tuy nhiên không nên bôi vào các vết thương nứt quá sâu nhé. Bạn cần kê chân cao lên cái gối để tránh làm dính mỡ trăn vào chăn nệm
Mang tất lại và đi ngủ. Sáng dậy bạn chỉ cần rửa lại bằng nước ấm sạch.
Các biện pháp ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ gót chân
Giày dép đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa. Nếu bạn đã có tiền sử bị nứt gót chân trước đó, hãy cố gắng tìm những đôi giày vừa vặn và bảo vệ, nâng đỡ gót chân. Bất cứ khi nào có thể, hãy đi giày có phần gót rộng và chắc chắn để hỗ trợ và đệm cho gót chân.
Điều bạn nên tránh để bảo vệ gót chân như sau:
Dép xỏ ngón và dép xăng đan có thể làm tăng nguy cơ khô chân, do đó bạn không nên sử dụng.
Giày hở lưng thường không cung cấp đủ sự hỗ trợ gót chân, vì thế bạn cũng không nên dùng loại giày này.
Tránh đi giày gót cao và nhọn, vì có thể khiến gót chân lệch sang một bên.
Giày quá chật khiến chân bị nứt nẻ, do đó bạn hãy mang giày vừa vặn.
Các cách khác để ngăn ngừa gót chân nứt nẻ:
Tránh đứng một tư thế hoặc ngồi khoanh chân quá lâu.
Thoa kem dưỡng ẩm cho chân vào ban đêm, sau đó dùng tất để khóa ẩm cho chân.
Kiểm tra bàn chân hàng ngày, đặc biệt nếu bạn bị tiểu đường hoặc một bệnh khác gây khô da.
Mang đệm lót giày tùy chỉnh (nẹp chỉnh hình) để đệm gót chân của bạn và phân bổ đều trọng lượng cơ thể trên chân.
Mang vớ có đệm chất lượng tốt hoặc đã được kiểm nghiệm lâm sàng.
Sử dụng miếng lót gót chân silicon để giữ ẩm và giúp phần đệm gót chân không bị giãn nở.
Uống nhiều nước.
Sử dụng đá bọt sau khi tắm để giúp ngăn da dày lên. Tuy nhiên, cần tránh tự loại bỏ vết chai ở chân nếu bạn bị tiểu đường hoặc các bệnh lý thần kinh ngoại biên. Việc làm này có thể vô tình tạo ra vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết