Đời sống

Mách bố mẹ cách tăng khả năng tập trung cho trẻ

Để trẻ thông minh, tăng khả năng ghi nhớ bố mẹ hãy thường xuyên làm những điều dưới đây.

8 mẹo mua sắm thực phẩm tiết kiệm hiệu quả / Huấn luyện viên thể hình mách 3 mẹo đi bộ giảm cân không phải ai cũng biết

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tập trung

Mách bố mẹ cách tăng khả năng tập trung cho trẻ

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Khó tập trung có thể xuất phát từ những hoạt động đang diễn ra xung quanh chúng ta. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm sự gián đoạn từ đồng nghiệp, sự xao nhãng từ bạn cùng phòng hoặc thành viên gia đình của hoặc những thông báo trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, khó tập trung cũng có thể liên quan đến tình trạng sức khỏe thể chất hoặc tinh thần tiềm ẩn. Một số tình trạng phổ biến bao gồm:

ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) có thể tạo ra những thách thức về trí nhớ và học tập cho cả người lớn và trẻ em. Những người mắc chứng rối loạn này thường có đặc điểm là không chú ý, hiếu động và bốc đồng dai dẳng. Điều trị có thể giúp cải thiện các triệu chứng của ADHD.

Rối loạn hoặc suy giảm chức năng nhận thức có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung và học tập. Những rối loạn này có thể bao gồm chậm phát triển hoặc khuyết tật, chấn thương não hoặc tình trạng thần kinh gây ra các vấn đề với chức năng não.

Những rối loạn về sức khỏe tâm thần không được điều trị như trầm cảm hoặc lo lắng chủ yếu liên quan đến những thay đổi về tâm trạng và các triệu chứng cảm xúc khác, nhưng chúng cũng có thể khiến chúng ta khó tập trung hoặc khó khăn trong học tập và ghi nhớ thông tin mới.

 

Các chấn thương ở đầu có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và trí nhớ. Điều này thường là tạm thời, nhưng những khó khăn trong việc tập trung có thể kéo dài trong khi chấn thương lành lại.

Viễn thị và các vấn đề khác về thị lực có thể gây ra các vấn đề về khả năng chú ý và tập trung. Nên đi kiểm tra mắt nếu cảm thấy khó tập trung hơn bình thường, hay bị đau đầu hoặc thấy mình nheo mắt.

Cách tăng khả năng tập trung cho trẻ

Thường xuyên nghe nhạc

Nghe nhạc là cách nhanh nhất để trau dồi nhận thức và trí thông minh cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Từng có rất nhiều kết quả thí nghiệm về những ảnh hưởng của âm nhạc Mozart đến con người. Kết quả cho thấy nhạc Mozart khiến hai bán cầu não của con người hoạt động cùng lúc khi nghe nhạc.

 

Nhiều thí nghiệm khác chỉ ra âm nhạc giúp tăng khả năng sáng tạo, đồng thời giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tập trung và cải thiện kết quả học tập. Ngoài ra, học nhạc cụ cũng giúp trẻ rèn luyện khả năng tự kiểm soát, phản xạ và ghi nhớ thông tin.

Hấp thu đầy đủ dinh dưỡng

Trước 3 tuổi là giai đoạn vàng để trẻ phát triển trí não. Vì thế, trẻ cần ăn uống thường xuyên, đủ chất. Những món ăn chứa glucose, sắt, vitamin A, B, kẽm và axit folic có ích cho trí não trẻ nhỏ. Nếu được ăn uống đầy đủ, quan trọng nhất là bữa sáng, các em sẽ có thêm năng lượng học tập, khả năng ghi nhớ và tập trung cũng được cải thiện.

Chơi các trò chơi tư duy, logic

Chơi game giúp cải thiện nhiều kỹ năng và nâng cao trí tuệ cho trẻ. Đặc biệt, các trò chơi cải thiện khả năng suy luận, phán đoán và phản xạ. Ngoài ra, chơi game cũng giúp trẻ nâng cao kỹ năng phối hợp tay-mắt và học cách đưa ra quyết định.

 

Thường xuyên vận động

Một khảo sát của Thụy Điển với một triệu thanh niên 18 tuổi cho thấy sức khỏe liên quan chặt chẽ với chỉ số IQ của con người. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra, nếu trẻ em từ 9 đến 10 tuổi tập thể dục 20 phút trước khi làm bài kiểm tra thì kết quả sẽ được cải thiện đáng kể.

Thói quen đọc sách

Đọc sách giúp trẻ phát triển khả năng viết và diễn đạt tốt hơn. Ngoài ra, kiến thức sách vở giúp trẻ có cái nhìn mới mẻ về thế giới và tiếp nhận những kiến thức mới. Trong quá trình đọc sách, não bộ trẻ sẽ tích hợp, xử lý thông tin theo cách riêng. Quá trình này giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy và nâng cao trí nhớ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm