Mách mẹ 10 loại lá tắm thảo dược an toàn nhất khi trẻ bị rôm sảy
“Chất gia tốc” cho bệnh nhồi máu não không chỉ là muối, bác sĩ nhắc nhở: ba loại gia vị này cho vào nồi càng ít càng tốt / Loại rau được ví là “vua giải nhiệt”, ăn thường xuyên mát gan, là đặc sản của Tây Bắc, giá gần 200.000 đồng/kg
Rôm sảy còn được gọi là phát ban nhiệt, là tình trạng đổ nhiều mồ hôi nhưng ống mồ hôi bị bít tắc, ứ đọng mồ hôi gây nên các nốt mụn nhỏ li ti màu hồng trên da. Thời tiết nắng nóng, chế độ chăm sóc của cha mẹ không đúng cách, hoặc trẻ nóng trong, sốt cao… chính là tác nhân gây ra rôm sảy xuất hiện.
Biểu hiện của rôm sảy ở bé:
Rôm dạng tinh thể là dạng rôm sảy nhẹ nhất, chỉ phần trên cùng của ống tuyến mồ hôi bị bít tắc. Loại rôm này không gây ngứa, đau và không có viêm, các mụn nước rất nông ở lớp sừng, thường xảy ra do sốt cao và khi khỏi bệnh để lại mảng da bong mỏng, không để lại sẹo.
Rôm đỏ là những tổn thương sâu trong da hơn dạng rôm sảy tinh thể, hay xuất hiện ở thân mình, lưng, vùng quần áo cọ xát vào da. Thương tổn là các sẩn màu đỏ, thành các đám dày, có khi chiếm hết cả diện tích lưng, ngực. Loại này thường xảy ra khi thời tiết nóng ẩm, khiến bé bứt rứt, ngứa ngáy.
Rôm sâu là tổn thương ở lớp sâu nhất của da, lúc này tuyến mồ hôi đã bị ảnh hưởng nặng nề, da có màu đỏ như da gà, thường xảy ra khi rôm sảy đỏ kéo dài. Thương tổn là các sẩn 1-3mm, màu nhạt, cứng ở thân mình, nhưng cũng có thể gặp ở chân tay và không có ngứa hay cảm giác châm chích khó chịu như ở thể rôm đỏ. Rôm sâu có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng tuyến mồ hôi.
Rất may là rôm sảy thường rất dễ nhận biết ngay từ khi có các biểu hiện đầu tiên, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp tắm lá mát cho trẻ để giảm bớt bệnh cũng như phòng bệnh.
Các tiêu chí lựa chọn lá tắm cho trẻ bị rôm sảyKhi bé bị rôm sảy, ba mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn cách tắm lá cho trẻ nếu đảm bảo đúng cách, an toàn. Mẹ cần chú ý tuân theo những tiêu chí chọn lá sau đây:
- Lá có tính mát giúp làm dịu, làm mát da bởi rôm sảy phần nhiều là do thời tiết nóng bức, bí bách gây ra.
- Lá cần có tác dụng chống viêm, giảm ngứa ngáy, khó chịu và đặc biệt là sát trùng tốt.
- Nguồn gốc an toàn tuyệt đối, không sử dụng thuốc trừ sâu, không chứa chất bảo quản hay bất cứ dung dịch tạo màu gây hại nào khác.
10 loại lá tắm dễ tìm, an toàn và chữa rôm sảy cực hiệu quả cho bé tại nhàCách tắm lá: Mẹ có thể chọn một hoặc nhiều loại lá mát, rửa sạch với nước, đun sôi, pha với nước sạch sao cho độ ấm phù hợp. Mẹ tắm 1 lần 1 ngày cho bé, tắm rửa toàn thân, kỳ cọ kỹ hơn ở những vùng da nhiều mồ hôi như lưng, cổ, mông. Không cần phải tráng lại bằng nước hoặc mẹ có thể bớt ra một phần nước lá để tắm tráng và dùng khăn lau khô người bé.
Mẹ cũng có thể tắm lá cho bé hàng ngày vào mùa hè để phòng ngừa rôm sảy.
- Lá trầu không:có hoạt tính kháng khuẩn mạnh giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do rôm sảy.
- Lá chè xanh (trà xanh): giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn và làm lành vết thương nhanh, ''thần thuốc'' hữu hiệu giúp bé nhanh khỏi rôm sảy.
Lá khế: có tác dụng tán nhiệt độc, giải nhiệt rất nhanh và làm sạch hiệu quả, thích hợp dùng điều trị mụn nhọt, ngứa, rôm sảy.
Lá kinh giới: có chứa các flavonoid, tinh dầu tự nhiên có tác dụng chống viêm, sát khuẩn ngoài da, giúp rôm sảy nhanh khỏi.
Cỏ mần trầu: có tính mát với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, làm dịu da bé khi bị rôm sảy.
Lá trà shan tuyết: giúp làm sạch, kháng viêm, nâng cao đề kháng, giúp vết rôm sảy nhanh lành.
Lá tía tô: chứa hàm lượng tinh dầu có tính sát khuẩn mạnh, giảm cảm giác ngứa do rôm sảy. Ngoài ra lá tía tô còn có chứa các vitamin giúp nuôi và dưỡng da bị rôm sảy.
Mướp đắng: mướp đắng có chứa thành phần kháng sinh tự nhiên giúp làm sạch và sát khuẩn trên da.
Lá dâu tằm: có công dụng tản nhiệt nên giúp hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt, lại an toàn, ít gây kích ứng da.
Lá sài đất: có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, rất hiệu quả trong việc chữa mụn nhọt, rôm sảy cho bé.
Các lưu ý khi dùng lá tắm cho trẻ bị rôm sảyDa bé rất nhạy cảm, nếu tắm sai cách có thể khiến bệnh không khỏi mà còn khiến da bị kích ứng và rôm nặng hơn.
Bác sĩ Trần Văn Bàn, Trưởng khoa Nhi BVĐK Hồng Ngọc có một số lưu ý cho mẹ khi dùng lá tắm cho bé bị rôm sảy sau đây:
- Mẹ cần tìm hiểu và xác định rõ xem da bé thuộc loại da gì, rôm sảy thuộc dạng nào và đang ở mức độ nào, vì khi đó mới đủ yếu tố để có thể chọn loại lá tắm cho bé phù hợp.
- Mẹ luôn cần sơ chế, rửa sạch lá cẩn thận, nên dùng nước muối loãng ngâm hoặc thuốc tím và rửa để đảm bảo khi tắm cho bé không còn lông tơ của lá, bụi bẩn, vi khuẩn gây hại cho da.
- Mẹ dùng nước ấm trong khoảng 35 đến 37 độ C và không dùng nước quá đặc để con không bị cảm lạnh và cũng dễ dàng thích nghi để mẹ tắm nhanh hơn.
- Mẹ chỉ nên tắm cho con trong thời gian ngắn, nhanh chóng từ 7 đến 10 phút, không tắm quá lâu gây ảnh hưởng đến thân nhiệt, sức khỏe của trẻ.
- Khi tắm, mẹ mát xa thật nhẹ nhàng, nhất là các vùng da bị rôm sảy, mẹ cần cẩn thận để các vết mụn không bị vỡ nước và gây trầy xước cho da của con.
- Đặc biệt là, mẹ tuyệt đối không tắm lá cho bé khi vùng rôm sảy đã xuất hiện mụn mủ, lở loét, chảy nước hay sưng đau. Bởi vì vùng da có những biểu hiện trên đã mất lớp màng bảo vệ, tắm từ đun nước lá sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây nhiễm trùng và có thể xảy ra một số biến chứng nguy hiểm.
Tóm lại, trước khi sử dụng bất cứ phương pháp nào để chữa rôm sảy cho con mẹ cần bình tĩnh và tìm hiểm thật kĩ ưu nhược điểm của phương pháp đó. Hoặc theo dõi các kênh y tế chính thức để tích lũy thêm nhiều thông tin y tế hữu ích, giúp con mau khỏe, mẹ an tâm!
- Video: Những thứ không nên để trong hành lý ký gửi khi đi máy bay. Nguồn: Top List/EVA.
End of content
Không có tin nào tiếp theo