Mách mẹ cách trồng rau mầm bằng khăn giấy xanh mướt, giàu chất dinh dưỡng hơn thuốc bổ
Bí quyết trồng rau sạch trên sân thượng xanh tốt mơn mởn quanh năm / “Sốt sình sịch” với cách trồng rau muống trong 18 ngày thu hoạch của chị em
Rau mầm là loại rau sạch, thường được canh tác bằng các loại hạt giống thông thường như: củ cải, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải tần ô, rau muống, hành tây, đậu xanh, đậu đỏ… Phương pháp trồng rau mầm mới không dùng đất mà dựa trên sự phát triển tự nhiên của hạt: không khí và độ ẩm.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao hơn rau thường. Rau mầm là nguồn chất xơ tự nhiên có chứa nhiều oxy, chất khoáng và các vitamin B, C, E... tốt cho sức khỏe. Đặc biệt chúng có số calo rất thấp nên phù hợp với người ăn kiêng.
Ảnh minh họa
Rau mầm chủ yếu được chia làm hai loại - mầm trắng và rau mầm xanh. Trong đó, rau mầm trắng được tạo thành khi hạt phát triển trong điều kiện không có ánh sáng nên có thân trắng và lá mầm nhỏ màu hơi vàng, phổ biến là giá đỗ xanh, giá đậu tương. Ngược lại, rau mầm xanh được tạo thành khi hạt phát triển trong điều kiện tự nhiên.
Có rất nhiều loại hạt có thể trồng rau mầm và chị em hoàn toàn có thể tự tay trồng cho gia đình những chậu rau mầm xanh tươi, bổ dưỡng chỉ với…một tờ giấy ăn mà không cần đất trồng, ít tốn công chăm sóc.
Chọn giống
Đây là khâu quan trọng để quyết định chất lượng rau mầm, hạt giống tốt sẽ hạn chế tình trạng sâu bệnh cho rau. Hạt giống: Nên chọn mua các loại hạt giống to như giá đỗ, đậu đỏ… để giúp cây mọc lên cứng cáp hơn. Sau này đã trồng quen rồi thì có thể chuyển sang hạt nhỏ như cải ngọt, lơ xanh…
Giấy ăn
Khay nhựa, i-nox hoặc xong, nồi
Cách làm
Bước 1: Ngâm hạt
Thời gian ngâm hạt còn phụ thuộc vào loại rau mầm bởi mỗi loại đều có những đặc điểm riêng. Ví dụ như:
ối với rau ăn lá: Cải xanh, rau dền, xà lách: ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 8 – 12 tiếng. Mồng tơi, rau muống: ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 12 – 36 tiếng
Đối với các loại rau gia vị: Kinh giới, tía tô: ngâm khoảng 3 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng. Cần, hẹ, hành, ngò gai: ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 24 tiếng
Đối với rau ăn trái: Mướp, bí, bầu, cà tím, cà chua, dưa leo: ngâm khoảng 5 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng. Đậu bắp: ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng. Đậu rồng, khổ qua: ngâm khoảng 12 – 14 tiếng, ủ khoảng 24 – 48 tiếng
Các loại hạt rau mầm
Ngâm trong nước theo tỉ lệ 2 sôi – 3 lạnh
Khi ngâm thì vớt những hạt nổi ra, bởi đó là hạt lép, nhỏ, sâu, nó sẽ không nảy mầm hoặc nếu có nảy mầm thì không lớn nhanh hoặc giữa chừng thì bị chết
Sau khi ngâm xong thì rửa hạt giống qua nước.
Bước 2: Ủ hạt
Đầu tiên, lót từ 3-4 lớp giấy ăn lên trên khay nhựa sao cho độ dày khoảng 2-3 cm là đẹp
Sau đó dùng nước sạch tưới đều lên khắp bề mặt, vừa đủ ẩm thôi, đừng tưới úng.
Tiếp theo rải hạt giống đã ngâm lên đều khắp khay, sử dụng bình phun sương tưới thêm 1 lượt nữa
Cuối cùng, chị em lấy bìa cát tông che lên trên, cất vào nơi tối, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, thời gian ủ như đã nói phía trên.
Lưu ý: kiểm tra 1 lần/1 ngày, sờ thấy khăn giấy khô là phải tưới phun sương thêm nước ngay
Bước 3: Tưới nước hàng ngày
Để cách trồng rau mầm bằng giấy ăn đạt hiệu quả cao cần tưới nước hằng ngày nhưng cũng đừng tưới nhiều quá sẽ bị úng.
Để khay rau trong bóng tối tránh ánh sáng từ 1 ngày đến 3 ngày tùy theo từng loại rau. Đừng lo rau bị vàng khi nào cho ra ánh sáng là xanh ngay.
Bước 4: Thu hoạch
Thường thì rau được thu hoạch sau 7 ngày trồng
Chỉ cần dùng kéo cắt bỏ gốc (giấy ăn) và rửa sạch rau là sử dụng được rồi.
Lưu ý
TS Phan Quốc Kinh cho rằng, thông thường cứ 100g rau mầm sẽ có hàm lượng dinh dưỡng bằng với 1,5kg rau bình thường. Nó chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nhờ vậy, loại rau này giúp nâng cao sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa, mịn da. Hàm lượng chất xơ cao cũng giúp người ăn dễ tiêu hóa, hấp thụ và chuyển hoá các chất phức tạp.
Một số loại rau mầm ngoài việc sử dụng làm thực phẩm còn có chức năng làm thuốc như rau mầm súp lơ xanh chứa hàm lượng sulforaphan rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng chống ôxy hóa, ngăn ngừa các tế bào gây ung thư cho cơ thể người.
Tuy rau mầm rất tốt, nhưng không nên ăn quá nhiều. Mỗi người chỉ cần ăn lượng rau mầm nhỏ bằng 1/10 - 2/10 rau trưởng thành. Chẳng hạn, nếu ăn 500g rau trưởng thành mỗi ngày thì chỉ nên ăn 50g rau mầm mỗi ngày. Không nên ăn rau mầm thay thế hoàn toàn rau trưởng thành mà nên ăn xen giữa các bữa rau trưởng thành. Chỉ nên sử dụng các loại rau mầm đã được nghiên cứu chứng minh là ăn được như rau mầm củ cải trắng, mầm lạc, đậu tương, súp lơ, rau muống... Và nên ăn rau mầm chín vì các hóa chất (nếu có) trong rau mầm có thể sẽ bị tiêu hủy hoặc giảm đi nhiều nếu rau được nấu chín.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quảng Ninh: Chú rể cầm lái 'ngựa hoang' Ford Mustang tông vào dải phân cách nát đầu xe
Sau ngày 27 tháng 12: Thần Tài gõ cửa, 3 con giáp đổi đời với tài vận thăng hoa
Tử vi ngày 27/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý rực rỡ thành công, tuổi Thân cần đề cao cảnh giác
Người xưa khuyên: Trồng cây này trước nhà phải chặt bỏ ngay kẻo đen đủi kéo đến
3 công dụng khi cắm chiếc tăm bông vào lọ dầu gió, rất ít người biết
Loại cá đặc sản tiền triệu của miền Tây từng hot rần rần nay bất ngờ rớt giá, dân rao bán chỉ từ 300.000 đồng/kg, mua nhanh còn kịp