Mang đá đi bán, một lời dặn của sư thầy giúp tiểu hòa thượng có được thứ quý giá nhất đời
5 cung Hoàng đạo thành công "hết phần người khác" trong ngày thứ Sáu (30/8) / Xem ngày cưới năm 2020 theo tuổi: Tục lệ ngày xưa ảnh hưởng đến hạnh phúc lứa đôi
Trong ngôi chùa nọ, có một lão hòa thượng nổi tiếng là người đức hạnh và trí tuệ. Một hôm, có một tiểu hòa thượng chạy đến hỏi thầy: "Thầy ơi, trong cuộc đời chúng ta, điều gì quý giá nhất ạ?"
Sư thầy trả lời: "Con ra vườn sau mang một khối đá nhỏ ra chợ bán. Nếu có người hỏi giá, con đừng nói gì, chỉ giơ hai ngón tay ra thôi. Nếu họ vẫn tiếp tục trả giá, hãy nói con không bán, ôm đá về, rồi ta sẽ nói cho con biết trong đời người điều gì quý giá nhất".
Sáng ngày hôm sau, tiểu hòa thượng ôm đá ra chợ bán. Người đi chợ rất đông, ai cũng hiếu kỳ trước khối đá được rao bán. Một phụ nữ tiến lại hỏi: "Khối đá này bán bao nhiêu tiền?"
Tiểu hòa thượng liền giơ hai ngón tay lên. Người phụ nữ nói: "2 đồng à?". Thế nhưng tiểu hòa thượng lắc đầu.
- Vậy có phải 20 đồng không. Được, tôi đang muốn mua về để nén dưa muối.
Tiểu hòa thượng nghe nói vậy, trong đầu không khỏi thảng thốt: "Trời ơi, khối đá không đáng một xu mà bán được 20 đồng, trên núi chỗ mình ở có cả đống!" Thế nhưng nhớ lời thầy dặn, tiểu hòa thượng vẫn không bán mà hớn hở về khoe thầy.
- Thầy ơi, hôm nay có một phụ nữ trả khối đá của con 20 đồng. Thầy ơi, giờ thầy đã có thể nói cho con biết trong đời người điều gì quý giá nhất chưa ạ?
- Đừng có nóng vội. Sáng mai con hãy mang khối đá này đến viện bảo tàng. Nếu có người hỏi giá, con cứ giơ hai ngón tay lên. Nếu họ mặc cả, con đừng bán mà đi về đây, chúng ta nói chuyện tiếp.
Sáng ngày hôm sau, bên ngoài viện bảo tàng, một nhóm người hiếu kỳ vây quanh chú tiểu, rỉ tai nhau: "Một khối đá bình thường thế này, có giá trị gì mà để vào bảo tàng nhỉ?", "Một khi đặt nó trong bảo tàng, nhất định nó phải có giá trị, chỉ là chúng ta chưa biết mà thôi".
Khi đó, có một người trong đám đông tiến lên, hỏi: "Tiểu hòa thượng, cậu bán khối đá này bao nhiêu tiền?" Không nói không rằng, chú tiểu giơ hai ngón tay ra. Người kia nói: "200 đồng phải không?"
Tiểu hòa thượng lắc đầu. Người kia lại nói: "2000 đồng thì 2000 đồng, chúng tôi cũng đang muốn dùng đến khối đá để điêu khắc một pho tượng".
Nghe thấy vậy, tiểu hòa thượng bất ngờ lùi một bước, vô cùng kinh ngạc. Thế nhưng chú tiểu vẫn nghe lời thầy không bán mà mang đá về chùa.
Gặp lão hòa thượng, chú nói ngay: "Thầy ơi, hôm nay có người trả con 2000 đồng để mua khối đá này. Hôm nay, thầy nhất định phải trả lời câu hỏi của con hôm trước."
Sư thầy cười lớn, nói: "Mai con mang khối đá đến cửa hàng đồ cổ một chuyến và làm như những lần trước. Lần này, ta nhất định sẽ trả lời cho con trong đời người điều gì quý giá nhất."
Tiểu hòa thượng vẫn băn khoăn về câu hỏi mà sư thầy chưa cho lời giải đáp. Ảnh minh họa.
Sáng ngày thứ ba, mặt trời vừa mọc, tiểu hòa thượng đã ôm đá xuống núi, đến thẳng cửa hàng đồ cổ.
Vẫn như những lần trước, rất nhiều người vây quanh, bàn tán xôn xao. "Đây là đá gì vậy nhỉ, đào được ở đâu, có từ thời đại nào, có thể dùng được vào việc gì…?" Và sau cùng, cũng có người bước ra hỏi: "Tiểu hòa thượng, khối đá này bán bao nhiêu tiền?"
Chú tiểu từ từ giơ hai ngón tay lên, không nói một lời. - "20.000 đồng ư?"
Chú tiểu quá kinh ngạc, "a" lên một tiếng thật to. Vị khách kia cho rằng mình trả giá thấp quá, liền vội sửa lời: "Không không không, tôi nói nhầm, tôi trả cho chú 200.000 đồng!"
Tiểu hòa thượng nghe đến đây, thực sự không còn biết chuyện gì đang xảy ra. Nhưng theo lời thầy dặn, chú không bán mà ôm đá chạy như bay về chùa, vừa hỏi sư phụ vừa thở không ra hơi:
"Thầy ơi, chúng ta sắp giàu to rồi. Hôm nay có người trả khối đá này 200.000 đồng! Bây giờ, thầy nói cho con biết trên đời này điều gì đáng quý nhất đi."
Lão hòa thượng xoa xoa đầu đệ tử nhỏ, giọng nhẹ nhàng, tràn đầy yêu thương: "Con ạ, thứ giá trị nhất trong đời người giống như khối đá này vậy. Nếu con để mình ở chợ, con chỉ đáng 20 đồng. Nếu con đặt mình trong bảo tàng, con sẽ đáng giá 200 đồng.
Nếu con đặt mình trong tiệm đồ cổ, con đáng giá 200.000 đồng. Ở mỗi nơi khác nhau, giá trị cũng sẽ khác nhau, giá trị của đời người vì thế mà có sự khác biệt!"
Bài học rút ra từ câu chuyện bán đá của hai thầy trò tiểu hòa thượng
Đọc xong câu chuyện, liệu chúng ta đã phần nào tìm ra câu trả lời cho câu hỏi của chú tiểu? Phải chăng điều quý giá nhất trong đời người đó là việc chúng ta có thể tự ý thức được giá trị của chính mình trong cuộc sống?
Và câu chuyện này liệu có gợi mở, giúp chúng ta suy nghĩ về cuộc đời của chính bản thân mình? Chúng ta sẽ "bán đấu giá" chính mình ở một cuộc bán đấu giá như thế nào, ở chợ rau, bảo tàng hay tiệm đồ cổ? Chúng ta sẽ tìm cho bản thân một nơi như thế nào để tồn tại và chứng minh bản thân?
Đừng sợ người khác nhìn mình như thế nào, quan trọng nhất là bản thân mình nhìn nhận mình ra sao.
Giá trị của tôi, bạn và tất cả chúng ta không dựa trên việc người khác phán xét mình ra sao. Chỉ cần chúng ta tự ý thức được giá trị của mình, bạn sẽ luôn cảm thấy cuộc đời của mình ý nghĩa.
Ai nói bạn không có giá trị? Trừ khi bạn coi mình là hòn đá và tự vùi mình trong bùn lầy, không một ai có thể đưa ra bất cứ định nghĩa nào về cuộc đời bạn.
Bạn chọn con đường nào, nó sẽ quyết định cuộc đời của bạn theo hướng đó. Vì thế, điều quý giá nhất trong cuộc đời mỗi con người là chúng ta có thể nắm giữ được số mệnh và quyết định được giá trị của chính mình.
Hãy đặt mình vào một nơi xứng đáng. Có thể tỏa sáng hay không là do chúng ta lựa chọn, giống như cùng một viên đá, khi được bán ngoài chợ và bán ở tiệm đồ cổ, giá trị của nó hoàn toàn khác nhau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần