Đời sống

Măng ngon đến mấy 5 nhóm người này cũng không được động đũa

Nếu bạn thuộc một trong 5 nhóm người dưới đây, dù thèm măng đến mấy cũng đừng dại ăn món này.

Những loại cá cực kỳ giàu Omega 3: Bé càng ăn càng thông minh, nhất là loại thứ 2 / Mẹo nhỏ giúp bạn làm sạch thớt gỗ

Người bị sỏi thận

Măng tre và măng tây là hai món chứa nhiều canxi không có lợi cho người bị bệnh thận mãn tính, suy thận. Axit oxalic kết hợp với canxi có thể gây ra sỏi thận. Do đó, người bị sỏi thận không nên ăn măng.

Người mắc bệnh dạ dày, tiêu hóa, xơ gan

Măng chứa nhiều chất xơ nên rất khó tiêu. Người mắc bệnh tiếu hóa ăn măng sẽ bị đầy bụng, trào ngược axit, khó tiêu, thậm chí chảy máu dạ dày. Người có hệ tiêu hóa kém như trẻ nhỏ, người già cũng không nên ăn món này. Bệnh nhân xơ gan, măng gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày, thực quản.

nguoi-khong-nen-an-mang-01
Ảnh minh họa.

Phụ nữ đang mang thai

Măng tươi có chứa nhiều chất độc hại nguy hiểm nhất là glucozit.Khi glucozit đi vào dạ dày, nó sẽ tác dụng với men tiêu hóa, axit dạ dày và biển đổi thành axit xyanhydric và bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu axit bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.

Các biểu hiện thường thấy của ngộ độc măng là nôn, đau bụng, đau đầu. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.

Trẻ em

Măng tươi có axit oxalic có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi, kẽm của cơ thể. Do đó, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển không nên ăn nhiều măng để tránh bị ảnh hưởng đến thiếu chất.

 

Người bị bệnh gout

Khi bị bệnh gout, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống để không làm tăng lượng axit uric trong máu. Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể. Do đó, bệnh nhân gout nên tránh ăn măng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm