Mẹ chồng nằng nặc bắt về quê sống, nàng dâu có cách xử lý 10 điểm khiến bà không nỡ mắng nửa lời
Bác hàng xóm sang xin làm bảo mẫu nhưng mẹ tôi chỉ vào chiếc vòng trên tay khiến bác ấy ngại ngùng, bẽn lẽn đi về / Thấy con càng lớn càng không giống mình, tôi lén đi xét nghiệm ADN, một tuần sau thì nhận cái kết ngoài sức tưởng tượng
Những bất đồng giữa mẹ chồng và nàng dâu vẫn là câu chuyện muôn thuở chẳng khi nào "cũ", bởi khoảng cách thế hệ và cả những khác biệt trong suy nghĩ khiến cả hai khó tìm được tiếng nói chung. Mâu thuẫn từ đó mà ra chứ chẳng có gì lạ.
Cũng rơi vào tình cảnh khó có thể nghe lời hoặc đáp ứng mong muốn của mẹ chồng, nhưng Diệp Sương - Nàng dâu 34 tuổi lại có cách xử lý khiến mẹ không những không mắng mà còn thêm yêu.
Chia sẻ lại toàn bộ câu chuyện của mình trên mạng xã hội Weibo, Diệp Sương cho biết:
"Tôi và chồng đã kết hôn được gần 15 năm. Ngay từ khi mới kết hôn xong, chúng tôi đã chuyển tới Thượng Hải sinh sống và làm việc, còn bố mẹ chồng vẫn Tứ Xuyên. Cách đây hơn 1 năm, bố chồng tôi qua đời, chỉ còn một mình mẹ ở quê. Sau sự ra đi của bố, mẹ tôi đương nhiên là đau buồn. Bà cảm thấy cuộc sống một mình ở tuổi xế chiều quá hiu quạnh nên đã yêu cầu vợ chồng tôi cùng 2 con chuyển về Tứ Xuyên sống cùng bà.
Ban đầu, mẹ chồng chỉ thủ thỉ nhẹ nhàng về mong muốn ấy nhưng gần đây, bà bắt đầu gay gắt hơn. Mẹ liên tục gọi điện cho chồng tôi và nói rằng chúng tôi chẳng thương bà, để bà ở 1 mình rồi có ngày bà đổ bệnh, sang thế giới bên kia mà không kịp nói lời trăng trối với con cháu".
Ảnh minh họa. |
Diệp Sương cho biết cô hoàn toàn không có ý định từ bỏ sự nghiệp đang trên đà phát triển để về quê.
"Hiện tại, thu nhập của vợ chồng tôi mỗi tháng rơi vào khoảng 35000 Nhân dân tệ (hơn 117 triệu đồng). Mỗi tháng, chúng tôi đều biếu mẹ khoảng 5000-6000 Nhân dân tệ (16-20 triệu đồng) để bà có tiền an dưỡng tuổi già, đồng thời lo cho người em chồng của tôi ăn học.
Khi mẹ nằng nặc yêu cầu vợ chồng tôi phải chuyển về Tứ Xuyên, tôi đã một mình đích thân về thăm bà và nói rằng, vợ chồng tôi sẵn sàng chuyển về Tứ Xuyên nhưng điều đó đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ phải từ bỏ công việc với mức thu nhập đang vô cùng tốt ở Thượng Hải. Nếu về quê, chúng tôi không thể gửi bà chừng đó tiền mỗi tháng được nữa. Gia đình tôi có 2 người lớn, 2 trẻ con mà nhà mẹ chỉ có 2 phòng ngủ, nếu chúng tôi về, phải sửa nhà mới có chỗ mà ở.
Sau đó, tôi cũng chia sẻ rằng vợ chồng tôi sẵn sàng lo 70% chi phí sửa căn nhà ở quê và nhờ mẹ hỗ trợ 30% còn lại.
Nghe đến đó, mẹ chồng tôi chợt thay đổi thái độ. Bà bảo để bà suy nghĩ thêm về việc này.
Cũng đã gần 1 tháng trôi qua kể từ hôm tôi về quê thăm mẹ. Có vẻ bà đã từ bỏ suy nghĩ yêu cầu vợ chồng tôi về quê rồi thì phải. Mẹ chẳng còn gọi cho chồng tôi để thúc ép việc này nữa".
Cuối bài tâm sự của mình, Diệp Sương cũng giải thích rằng vợ chồng cô sẵn sàng đón bà tới Thượng Hải để sống cùng nhưng bà đã từ chối với lý do "lạ nước lạ cái, chẳng quen ai".
Có thể thấy, Diệp Sương đã có cách xử lý xứng đáng nhận điểm 10! Cô không vội bày tỏ sự phản đối với mong muốn của mẹ ngay cả khi bản thân không hề có ý định nghe theo yêu cầu của bà. Thay vào đó, nàng dâu này lại về thăm mẹ, nhẹ nhàng giải thích cho bà hiểu những vấn đề bất cập nếu vợ chồng cô đáp ứng mong muốn của mẹ.
Đành rằng những mâu thuẫn giữa mẹ chồng, nàng dâu ở mỗi gia đình là mỗi khác, chẳng ai giống ai. Nhưng có lẽ các nàng dâu cũng nên học hỏi cách tư duy và xử lý vấn đề của Diệp Sương.
Suy cho cùng, cứ là một nàng dâu thông minh, lễ phép và hiểu chuyện, có lẽ chẳng bà mẹ chồng nào có thể "làm khó" chúng ta được!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?